Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.


Đáp án:

Khối lượng thanh đồng tăng là Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

x       2.x(mol)                          2x(mol)

Gọi x là số mol Cu phản ứng

Ta có Δm = mAg - mCu = 2. 108x - 64x = 152x

⇒ 152x = 30,4 ⇒ x = 0,2 (mol)

Khối lượng của AgNO3 là mAgNO3 = 0,2. 2. 170 = 68 (g)

Thể tích dung dịch AgNO3 là

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy chọn các từ và con số thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống trong đoạn câu dưới đây: "Hai ... Đều được tạo nên từ hai ... Giống như phân tử nước, phân tử khí sunfuro hình ..., có tỉ lệ nguyên tử bằng ... Còn phân tử khí ammoniac hình ..., có tỉ lệ số nguyên tử bằng ..."
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn các từ và con số thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống trong đoạn câu dưới đây: "Hai ... Đều được tạo nên từ hai ... Giống như phân tử nước, phân tử khí sunfuro hình ..., có tỉ lệ nguyên tử bằng ... Còn phân tử khí ammoniac hình ..., có tỉ lệ số nguyên tử bằng ..."


Đáp án:

Hợp chất; nguyên tố; gấp khúc; 1: 2; tháp tam giác; 1: 3.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2(đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2(đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là bao nhiêu?


Đáp án:

Khí thoát ra khỏi bình Br2 là Z: C2H6 và H2; VZ = 0,2

MZ = 16 ⇒ nC2H6 = nH2 = 0,1 mol ⇒ mZ = 0,1.30 + 0,1.2 = 3,2g

mbình brom tăng = mC2H4 + mC2H2 = 10,8g

mX = mY = mC2H4 + mC2H2 + mZ = 14g

C2H2 = nH2 = x mol ⇒ 26x + 2x = 14 ⇒ x = 0,5 mol

Đốt cháy Y cũng chính là đốt cháy x do vậy lượng oxi dùng là như nhau.

C2H2 (0,5) + 5/2O2 (1,25 mol) → 2CO2 + H2O

H2 (0,5) + 1/2O2 (0,25 mol) → H2O

⇒ nO2 = 1,5 mol ⇒ V = 33,6lít

Xem đáp án và giải thích
Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín: a) C(r) + H2O(k) → CO(k) + H2(k); ΔH = 131 kJ b) CO(k) + H2O(k) → CO2(k) + H2(k); ΔH = - 41kJ Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biên đổi một trong các điều kiện sau: - Tăng nhiệt độ. - Thêm lượng hơi nước vào. - Thêm khí H2 vào. - Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống. - Dùng chất xúc tác.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:

a) C(r) + H2O(k) → CO(k) + H2(k); ΔH = 131 kJ

b) CO(k) + H2O(k) → CO2(k) + H2(k); ΔH = - 41kJ

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biên đổi một trong các điều kiện sau:

- Tăng nhiệt độ.

- Thêm lượng hơi nước vào.

- Thêm khí H2 vào.

- Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

- Dùng chất xúc tác.


Đáp án:

a) C(r) + H2O(k) ⇌ CO(k) + H2(k); ΔH > 0

b) CO(k) + H2O(k) ⇌ CO2(k) + H2(k); ΔH < 0

  Phản ứng a Phản ứng b
Tăng nhiệt độ
Thêm lượng hơi nước
Thêm khí H2 vào.
Tăng áp suất Không đổi
Chất xúc tác Không đổi Không đổi

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O: mCO2 = 33:88 . Tìm công thức phân tử của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O: mCO2 = 33:88 . Tìm công thức phân tử của X


Đáp án:

Ta có: mH2O: mCO2 = 33:88 ⇒ H: C = 66/18: 88/44 = 11: 6

⇒ X là C12H22O11.

Xem đáp án và giải thích
a) Trong 16(g) khí oxi có bao nhiêu mol nguyên tử oxi và bao nhiêu mol phân tử oxi? b) Tính tỉ khối của oxi với nito, với không khí.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Trong 16(g) khí oxi có bao nhiêu mol nguyên tử oxi và bao nhiêu mol phân tử oxi?

   b) Tính tỉ khối của oxi với nito, với không khí.


Đáp án:

a) Trong 16g khí oxi có 16/16 = 1 mol nguyên tử oxi và 16/32 = 0,5 mol phân tử oxi.

b)

dO2/N2 = 32/28

dO2/kk = 32/29

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…