Cho 10,5g hỗn hợp hai kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
nH2 = 0,1 mol
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2
Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng
b) Chất rắn còn lại là Cu
Theo pt nZn = nH2 = 0,1 mol ⇒ mZn = 65.0,1 = 6,5g
Khối lượng chất rắn còn lại: mCu = 10,5 – 6,5 = 4g.
Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Số mol glucozơ là nC6H12O6 = 36/180 = 0,2 (mol)
C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3
Số mol Ag = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg= 0,4.108 = 43,2 (g)
Số mol AgNO3 = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg= 0,4.170 = 68 (g)
Cách biểu diễn nguyên tố? Cho thí dụ.
Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái đầu tiên trong tên latinh nguyên tố đó, trong đó chữ cái đầu tiên được viết dưới dạng in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.
Thí dụ: H, Ca, Al.
Chất không có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
Câu A. tinh bột.
Câu B. etyl axetat.
Câu C. Gly–Ala.
Câu D. glucozơ.
Obitan py có dạng hình số tám nổi
Câu A. được định hướng theo trục z
Câu B. được định hướng theo trục y.
Câu C. được định hướng theo trục x.
Câu D. không định hướng theo trục nào.
Trong các công thức hóa học sau. Công thức nào là công thức của oxi: SO2, CH4O, CO2, NaOH, P2O5, Fe3O4, Al2O3.
Các công thức oxit: SO2, CO2, P2O5, Fe3O4, Al2O3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet