Bài 47 : Bài thực hành 6 : Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
1. Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh 100ml, đũa thủy tinh, đèn cồn, giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm.
2. Hóa chất: Andehit fomic, axit axetic đặc, H2SO4 đặc, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3, dung dịch Na2CO3 đặc, dung dịch NaCl bão hòa, giấy quỳ.
Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
a) Cách tiến hành:
+ Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ
+ Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M vào ống nghiệm đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.
+ Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch andehit fomic, sau đó đun nóng nhẹ hỗn hợp trong 2 phút ở khoảng 60-70oC
b) Hiện tượng: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm, đó chính là Ag
c) Giải thích: Cation Ag+ tạo phức với NH3, phức này tan trong nước, andehit khử ion bạc trong phức đó tạo thành kim loại bạc bám vào thành ống nghiệm
Phương trình pư:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3
Thí nghiệm 2: Phản ứng của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat
a) Tác dụng của axit axetic với giấy quỳ tím:
Cách tiến hành: Nhúng đầu thủy tinh vào dung dịch axit axetic 10% sau đó chấm vào mẫu giấy quỳ tím.
Hiện tượng: Giấy quỳ hóa hồng do trong nước axit axetic phân li như sau
CH3COOH ⇋ CH3COO- + H+
b) Phản ứng của axit axetic với Na2CO3
Cách tiến hành: Rót 1-2ml dung dịch axit axetic đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1-2ml dung dịch Na2CO3 đặc. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm.
Hiện tượng: Ống nghiệm sủi bọt khí, que diêm đang cháy vụt tắt. Do trong ống nghiệm xảy ra phản ứng sau:
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2↑ + H2O
Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa chứ không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế khí clo?
Trong công nghiệp không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế clo vì giá thành sản phẩm rất cao.
Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val
a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.
b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
a. Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A
- Pentapeptit A gồm Gly, Ala, Val
- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val
Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối: Gly-Ala-Gly-Gly-Val
b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val
Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhân hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) : 1s22s22p63s2. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ne) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử Mg nhường 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. Mg có tính kim loại.
Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là
Câu A. 8,2.
Câu B. 10,2
Câu C. 12,3
Câu D. 15,0
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau:
a) Anken là chất kị nước. [].
b) Anken là chất ưa dầu mỡ. [].
c) Liên kết đôi kém bền hơn liên kết đơn. [].
d) Liên kết π kém bền hơn liên kết σ. [].
a) Đ
b) Đ
c) S
d) Đ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB