Hỗn hợp X gồm Na2CO3; NaHCO3 và KHCO3 cho phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 25g kết tủa. Nếu cho X vào dung dịch HCl dư thì được bao nhiêu lít CO2 đktc?
Bảo toàn C ta có: nCO32- + nHCO3- = nCaCO3 = 0,25 mol
X + HCl → CO2
nCO2 = nCO32- + nHCO3- = 0,25 mol ⇒ V = 5,6 lít
Câu A. Nhựa poli(vinyl clorua).
Câu B. Tơ visco.
Câu C. Tơ nilon-6,6.
Câu D. Cao su buna
Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên
b) Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên.
c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm câu b) rồi đun nhẹ.
a) Benzene không tác dụng với nước brom. Vì vậy khi cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên. Chất lỏng trong ống nghiệm sẽ tách thành hai lớp: Lớp chất lỏng trên là dung dịch brom trong benzene có màu vàng (phần này do enzen tan trong brom tạo nên), lớp dưới là nước trong suốt.
b) Khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên thì tạo thành dung dịch, màu brom sẽ nhạt đi do benzene tan trong brom lỏng.
Lưu ý: brom lỏng là brom nguyên chất là dung môi không phân cực tan tốt trong benzen nên tạo dung dịch đồng nhất.
c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm b) rồi đun nhẹ thì hiện tượng quan sát được là: có khí thoát ra, màu brom nhạt dần. Do cấu tạo đặc biệt của benzen nên benzen chỉ tác dụng Br2 khan khi có xúc tác bột sắt. Khí thoát ra là HBr.
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam E thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 6,09 mol O2. Giá trị của m là
C trung bình của muối = (18.3 + 16.4 + 18.5)/(3 + 4 + 5) = 52/3
—> C trung bình của E = 3.52/3 + 3 = 55
Quy đổi E thành (HCOO)3C3H5 (a), CH2 (49a) và H2 (-b) (Tính nCH2 = 55a – 6a)
mY = 176a + 14.49a = 68,96
nO2 = 5a + 1,5.49a – 0,5b = 6,09
—> a = 0,08; b = 0,38
—> mE = 68,20 gam.
Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo yêu cầu sau:
250ml dung dịch có nồng độ 0,1M của những chất sau:
- NaCl;
- KNO3;
- CuSO4.
n = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025(mol)
* NaCl: mNaCl = n.M = 0,025.58,5 = 1,4625(g)
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 1,4625g NaCl cho cốc và khuây nhẹ cho đủ 250ml dung dich. Ta được 250ml dung dịch NaCl 0,1M.
* KNO3: mKNO3 = n.M = 0,025.101 = 2,525(g)
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 2,525g KNO3 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 300ml. Đổ từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến khi đủ 250ml dung dịch, ta được 250ml dung dịch KNO3 0,1M.
* CuSO4: mCuSO4 = 0,025.160=4(g)
- Cách pha chế: Cân lấy 4g CuSO4 cho vào bình chia độ có dung tích 300ml, đổ từ từ nước cất vào bình và khuấy nhẹ cho đến khi đủ 250ml dung dịch CuSO4 0,1M.
Người ta có thể điều chế brom bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn KBr và MnO2.
a) Viết phương trình hóa học và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.
b) Tính khối lượng của mỗi chất cần dùng để điều chế 32g brom.
a) Phương trình phản ứng xảy ra: 2KBr + MnO2 + 2H2SO4 ------> MnSO4 + K2SO4 + Br2 + 2H2O
0,4 0,2 0,4 0,2
KBr là chất khử; MnO2 là chất oxi hóa; H2SO4 là môi trường.
b) Tính khối lượng mỗi chất đem dùng.
nBr2 = 0,2 mol
Theo phương trình phản ứng ta có:
nKBr = 0,4 (mo1) => mKBr = 0,4.119 = 47,6 (gam)
nMnO2 = 0,2 (mol) => mMnO2 = 0,2.87 = 17,4 (gam)
nH2SO4 = 0,4 (mol) => mH2SO4 = 0,4.98 = 39,2(gam).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet