Đốt cháy hoàn toàn 0,0855 g một cacbohidrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1 g kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815 g. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1 g kết tủa nữa. Tìm công thức phân tử của X, biết rằng, 0,4104 g X khi làm bay hơi thu được thể tích khí đúng bằng thể tích của 0,0552 g hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,0855 g một cacbohidrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1 g kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815 g. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1 g kết tủa nữa. Tìm công thức phân tử của X, biết rằng, 0,4104 g X khi làm bay hơi thu được thể tích khí đúng bằng thể tích của 0,0552 g hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện





Đáp án:

Đặt CTTQ của X: Cn(H2O)m.

Cn(H2O)m + nO2 →to nCO2 + mH2O               (1)

CO2  +   Ca(OH)2  →  CaCO3  +   H2O            (2)

2CO2  +   Ca(OH)2  →  Ca(HCO3)2                 (3)

Ca(HCO3)2   →  CaCO3  +  CO2  +  H2O          (4)

Theo (2): nCO2(pư) = nCaCO3 = 0,001 mol 

 Theo (3), (4): nCO2(pư) =2.nCa(HCO3)2 = 2.nCaCO3 =0,002 mol    

 Tổng số mol COsinh ra từ phản ứng đốt cháy hợp chất hữu cơ là 0,003 mol.

 Vì khối lượng dung dịch A tăng so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 0,0815 gam nên ta có :

mCO2 + mH2O - mCaCO3 = 0,1815

=> mCO2 + mH2O = 0,1 + 0,1815

=> mH2O = 0,1815 - 0,003.44 = 0,0495g

=> nH2O = 0,00275 mol

=> MC2H5OH = MHCOOH = 46=> Mhh = 46

=> nX = 1,2.10-3

=> M(X) = 342

Mặt khác X có công thức là Cn(H2O)m nên suy ra :

12n + 18m = 342 ⇒ n = 12; m = 11.

 Vậy, công thức phân tử của X là C12(H2O)11 hay C12H22O11.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân lipid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ở ruột non của cơ thể người nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành :

Đáp án:
  • Câu A. axit béo và glixerol

  • Câu B. axit cacboxylic và glixerol

  • Câu C. CO2 và H2O

  • Câu D. NH3, CO2 và H2O

Xem đáp án và giải thích
a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử? b) Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử?

b) Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?


Đáp án:

a) Do amin có khả năng tạo liên kết hidro khá mạnh với nước nên dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cũng nguyên tử cacbon trong phân tử.

b) Gốc C6H5- có tương tác hút electron mạnh làm giảm mật độ electron của nguyên tử N nên làm tính bazo của anilin giảm gần như không có tính bazo đồng thời làm giảm độ tan của anilin trong nước.

- Nhóm C6H5-CH2-

- Do nhóm NH2 không đính trực tiếp vào vòng benzen nên mật độ electron trên nguyên tử Nito của phân tử C6H5CH2NHlớn hơn tính bazơ không bị giảm đi do đó nó tan tốt trong nước và làm quỳ tím hóa xanh

Xem đáp án và giải thích
Chia m gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Ba thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với nước dư, thu được 0,896 lit H2 (đktc). Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,568 lit H2 (đktc). Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit H2 (đktc). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chia m gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Ba thành 3 phần bằng nhau.

        Phần 1 tác dụng với nước dư, thu được 0,896 lit H2 (đktc).

        Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,568 lit H(đktc).

        Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit H(đktc).

Giá trị của m là


Đáp án:

Gọi số mol Al, Fe, Ba ban đầu là 3x, 3y, 3z mol

Mỗi phần có x, y, z mol mỗi KL Nhận thấy VH2 (phần 2) >VH2 (phần 1) 

Chứng tỏ ở phần 1, Al dư, Ba(OH)2 hết, số mol các sản phẩm tính theo Ba(OH)2 

- Phần 1: 

Ba + 2H2O →  Ba(OH)2 + H2

 2Al + Ba(OH)2 + 2H2O →  Ba(AlO2)2 + 3H2

→ z + 3z = nH2 = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol

→ z = 0,01 mol

→ nBa = 0,01 mol

- Phần 2:

Ta có: nNaOH = 0, 05 mol; nH2 = 0, 07 mol

 2Al + 2NaOH →  2H2O + 2NaAlO2 + 3H2 (1)

 Ba + 2H2O →  Ba(OH)2 + H2 (2) 

Số mol KL mỗi phần đều bằng nBa = 0,01 mol

 → nH2(2) = 0,01 mol 

Tổng nH2= 0,07 mol 

→ nH2(1) = 0,06 mol

→ x = nAl = (⅔).0,06  = 0,04 mol 

- Phần 3: 

Ta có: nH2 = 0,1 mol 

Ba + 2HCl → BaCl2 + H2  → nH2 = 0,01 mol 

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 → nH2 = 0,06 mol 

Fe + 2HCl + FeCl2 + H2 (3) 

→ nH2 (3) = 0,03 mol = nFe

Vậy mỗi phần có chứa: Al: 0,04 mol;  Fe : 0, 03 mol; Ba : 0,01 mol

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 2,66 gam hỗn hợp Fe, Cu, Al bởi dung dịch HNO3, tạo thành 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Hòa tan hết 2,66 gam hỗn hợp Fe, Cu, Al bởi dung dịch HNO3, tạo thành 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?

Đáp án:

Ta có: nNO3- = ne = 3nNO + nNO2 = 0,07 mol
=> m muối = m kim loại + mNO3- = 7 gam

Xem đáp án và giải thích
Đồng phân cấu tạo của tripeptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một tripeptit X mạch hở được cấu tạo từ 3 amino axit là glyxin, alanin, valin. Số công thức cấu tạo của X là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…