Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do nguyên nhân gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do nguyên nhân gì?


Đáp án:

Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất KClO4 có tên là gì?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất KClO4 có tên là gì?


Đáp án:
  • Câu A. Kali clorat.

  • Câu B. Kali clorit.

  • Câu C. Kali hipoclorit.

  • Câu D. Kali peclorat.

Xem đáp án và giải thích
Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên: a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó? b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó? c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao? d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?


Đáp án:

a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2

b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl

c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3

PTHH: CaCO3 --t0--> CaO + CO2

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Có những chất sau : Cu, Zn, MgO, NaOH, Na2CO3. Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng với những chất đã cho để chứng minh rằng hai axit này có tính chất hoá học giống nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất sau : Cu, Zn, MgO, NaOH, Na2CO3. Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng với những chất đã cho để chứng minh rằng hai axit này có tính chất hoá học giống nhau.


Đáp án:

- Dung dịch HCl, H2SO4 loãng không tác dụng với Cu;

- Dung dịch HCl, H2SO4 loãng đều tác dụng với kim loại (Zn), oxit bazơ (MgO), bazơ (NaOH) và muối (Na2CO3).

Phương trình hóa học của HCl:

Zn + HCl → ZnCl2 + H2

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

Phương trình hóa học của H2SO4:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

Xem đáp án và giải thích
Trên các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45o, 18o, 12o. a) Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên. b) Tính số ml rượu etylic có trong 500ml chai rượu 45o. c) Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 25o từ 500ml rượu 45o.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trên các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45o, 18o, 12o.

a) Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên.

b) Tính số ml rượu etylic có trong 500ml chai rượu 45o.

c) Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 25o từ 500ml rượu 45o.


Đáp án:

a) Các con số 45o, 18o, 12o có nghĩa là trong 100ml có rượu 45ml, 18ml, 12ml rượu nguyên chất.

b) Số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 45o là:  (500.45)/100 = 225 ml

c) 900ml = 0,9 lít

Theo câu b): Trong 500ml rượu 45o có 225ml rượu nguyên chất.

⇒ Số ml rượu 25o pha chế được từ 500ml rượu 45o (hay từ 225ml rượu nguyên chất) là: (225.100)/25 = 900ml

Xem đáp án và giải thích
Các chất tác dụng với muối FeCl3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3 ?

Đáp án:
  • Câu A. Ag

  • Câu B. Fe

  • Câu C. Cu

  • Câu D. Ca

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…