Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở chu kì 5, nhóm IVB.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.


Đáp án:

Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitơ gấp 4 lần khí oxi, diện tích tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết công thức hoá học và tên gọi của a) 5 oxit bazơ ; b) 5 oxit axit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức hoá học và tên gọi của

a) 5 oxit bazơ ;

b) 5 oxit axit.


Đáp án:

a) Các oxit bazơ : đồng(II) oxit : CuO, natri oxit : Na2O, canxi oxit : CaO, sắt(III) oxit: Fe2O3 ...

b) Các oxit axit: cacbon đioxit (CO2), lưu huỳnh đioxit (SO2), đinitơ pentaoxit (N2O5) ...

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Tìm m?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Số mol N2O = 1,008/22,4 = 0,045 mol;

4M + 10HNO3 (0,5) → 4M(NO3)2 + N2O (0,045) + 5H2O

Số mol HNO3 phản ứng = 0,045.10 = 0,45 mol < 0,5 suy ra có tạo sản phẩm khử khác là NH4NO3

4M + 10HNO3 (0,05) → 4M(NO3)2 + NH4NO3 (0,005) + 3H2O

Vậy m = 8,9 + 62.( 8.0,045 + 8.0,005)+ 80.0,005=34,1g

Xem đáp án và giải thích
Tính phân tử khối của: a) Cacbon đioxit, xem mô hình phân tử ở bài tập 5. b) Khí metan, biết phân tử gồm 1C và 4H. c) Axit nitric,biết phân tử gồm 1H, 1N và 3O. d) Thuốc tím (kali pemanganat) biết phân tử gồm 1K, 1Mn và 4O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính phân tử khối của:

a) Cacbon đioxit, xem mô hình phân tử ở bài tập 5.

b) Khí metan, biết phân tử gồm 1C và 4H.

c) Axit nitric,biết phân tử gồm 1H, 1N và 3O.

d) Thuốc tím (kali pemanganat) biết phân tử gồm 1K, 1Mn và 4O.


Đáp án:

Tính phân tử khối của :

a) Cacbon dioxit (CO2) bằng : 12 + 16.2 = 44 đvC

b) Khí metan (CH4) bằng : 12 + 4.1 = 16 đvC

c) Axit nitric (HNO3) bằng : 1.1 + 14.1 + 16.3 = 63 đvC

d) Kali pemanganat (KMnO4) bằng : 1.39 + 1.55 + 4.16 = 158 đvC

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, hiện tượng quan sát được là

Đáp án:
  • Câu A. dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh

  • Câu B. dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng

  • Câu C. dung dịch nhạt dần màu xanh

  • Câu D. dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu xanh

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…