Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.


Đáp án:

Lấy mẫu thử cho từng chất và đánh số thứ tự:

- Cho các mẫu thử tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3.

   + Chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ (có chất màu xám bám lên thành ống nghiệm)

PTHH: C6H12O6 + Ag2O --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.

   + Còn lại là rượu etylic và saccarozơ.

- Cho vào 2 mẫu thử dung dịch HCl sau đó đun nóng tiến hành phản ứng thủy phân, lấy sản phẩm thủy phân đem tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

- Sản phẩm nào tạo kết tủa trắng thì ban đầu là Saccarozo (Do saccarozo thủy phân ra glucozo và tham gia phản ứng tráng bạc tạo kết tủa Ag)

- Không có hiện tượng thì ban đầu là rượu etylic

Saccarozo --H+--> Glucozo + Fructozo

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch kiềm?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch kiềm?


Đáp án:
  • Câu A. AlCl3 và Al2(SO4)3

  • Câu B. Al(NO3)3 và Al(OH)3

  • Câu C. Al2(SO4)3 và Al2O3.

  • Câu D. Al(OH)3 và Al2O3

Xem đáp án và giải thích
Axit cacboncylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Axit cacboncylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là %?


Đáp án:

nCO2 = 0,35 mol; nH2O = 0,45 mol; nO2 = 0,4 mol

Số C trung bình = 0,32 : 0,2 = 1,75

⇒ 2 ancol là CH3OH (x mol) và C2H5OH (y mol); axit là CnHmO4 (z mol)

Bảo toàn O: x + y + 4z = 0,35.2 + 0,45 – 0,4.2 = 0,35 mol (1)

x + y + z = 0,2 (2)

Từ (1)(2) ⇒ z = 0,05;

⇒ x + y = 0,15

nCO2 = 0,05n + x + 2y = 0,35

Ta có 0,05n + x + y < 0,05n + x + 2y = 0,35

⇒ 0,05n < 0,2 ⇒ n < 4

Lại có %mO < 70% ⇒ MX > 91 ⇒ n > 2

⇒ n = 3 (HOOC – CH2 – COOH) ⇒ x = 0,1; y = 0,05

%mCH3OH = [0,1.32.100%]/[0,1.32 + 0,05.46 + 0,05.104] = 29,9%

Xem đáp án và giải thích
Bằng cách nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học: a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4. b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4. c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4. Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng cách nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học:

a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.

b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.

Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4

Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.

Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là H2SO4, còn lại là HCl.

PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.

Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.

Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là Na2SO4, còn lại là NaCl

PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.

Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.

Cho giấy quỳ tím vào từng mẫu thử. Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ đó là H2SO4, còn lại là Na2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới phản ứng thủy phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây không bị thủy phân?


Đáp án:
  • Câu A. Tinh bột.

  • Câu B. Fructozơ.

  • Câu C. Xenlulozơ.

  • Câu D. Saccarozơ.

Xem đáp án và giải thích
Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là


Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3.

  • Câu B. Fe3O4.

  • Câu C. FeO2.

  • Câu D. FeO.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…