Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lí của P trắng và P đỏ. Trong điều kiện nào P trắng chuyển thành P đỏ và ngược lại?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lí của P trắng và P đỏ. Trong điều kiện nào P trắng chuyển thành P đỏ và ngược lại?


Đáp án:

- Những điểm khác nhau về tính chất vật lí:

P trắng P đỏ

- Có mạng tinh thể phân tử. Phân tử gồm 4 nguyên tử liên kết bằng lực tương tác yếu

- Chất rắn màu trắng, trong suốt (hoặc hơi vàng), mềm

- Không ta trong nước, ta trong một số dung dịch C6H6, CS2

- Rất độc

- Nhiệt độ nóng chảy thấp

- Bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ lớn hơn 40oC

- Có cấu trúc dạng polime, có lực liên kết cộng hoá trị tương đối lớn

- Chất bột màu đỏ

- Không tan trong dung môi thông thường nào

- Không độc

- Khó nóng chảy

- Bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ lớn hơn 250oC

- Sự chuyển đổi giữa P trắng và P đỏ:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho công thức hóa học một số chất như sau: a) Axit sufuhidric: H2S b) Nhôm oxit: Al2O3 c) Liti hidroxit: LiOH d) Magie cacbonat: MgCO3 Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho công thức hóa học một số chất như sau:

   a) Axit sufuhidric: H2S

   b) Nhôm oxit: Al2O3

   c) Liti hidroxit: LiOH

   d) Magie cacbonat: MgCO3

   Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.


Đáp án:

a) Trong phân tử H2S:

- Do hai nguyên tố H và S tạo nên.

- Gồm có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 1.2 + 32 = 34đvC

b) Trong phân tử Al2O3:

- Do 2 nguyên tố Al và O tạo nên.

- Gồm có 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 27.2 + 16.3 = 102đvC

c) Trong phân tử LiOH:

- Do 3 nguyên tố Li, O và H tạo nên.

- Gồm có 1 nguyên tử Li, 1 nguyên tử O và 1 nguyên tử H liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 7 + 16 + 1 = 24 đvC

d) Trong phân tử MgCO3:

- Do 3 nguyên tố Mg, C, và O tạo nên.

- Gồm có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 24 + 12 + 16.3 = 84đvC

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố X có cấu hình electron như sau: ls22s22p63s23p63d54s1 Hãy xác định: a) Vị trí của X trong bảng tuần hoàn. b) Nêu tính chất hóa học cơ bản của X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố X có cấu hình electron như sau: ls22s22p63s23p63d54s1

Hãy xác định:

a) Vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

b) Nêu tính chất hóa học cơ bản của X.


Đáp án:

a) Cấu hình e của X: ls22s22p63s23p63d54s1

X là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm VIB.

b) X là kim loại chuyển tiếp. Hóa trị cao nhất đối với X của oxi là 6. Công thức oxit cao nhất: XO3.

Xem đáp án và giải thích
Este đơn chức X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lân lượt là 48,65% ; 8,11% va 43,24% a) Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo có thể có và gọi tên X. b) Đun nóng 3,7 g X với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng, thu được 4,1 g muối rắn khan. Xác định công thức cấu tạo của X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este đơn chức X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lân lượt là 48,65% ; 8,11% va 43,24%

a) Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo có thể có và gọi tên X.

b) Đun nóng 3,7 g X với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng, thu được 4,1 g muối rắn khan. Xác định công thức cấu tạo của X.




Đáp án:

a. Từ phần trăm khối lượng các nguyên tố, ta xác định được công thức đơn giản nhất của X là C3H6O2 

→ Công thức phân tử của X là C3H6O2.

Các công thức cấu tạo có thể có của X là :

HCOOC2H5 (etyl fomat) và CH3COOCH3 (metyl axetat).

b. Đặt công thức của X là RCOOR1 (R1 # H).

RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH

nX= 0,05 mol

Muối khan là RCOONa có số mol = số mol X = 0,05 mol

=> M RCOONa= 82 (g/mol)

Từ đó suy ra muối là CH3COONa.

Công thức cấu tạo của X là CH3COOCH3



Xem đáp án và giải thích
Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC. Biết khi hòa tan hết 106 g Na2CO3 trong 500 g nước ở 18oC thì được dung dịch bão hòa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC. Biết khi hòa tan hết 106 g Na2CO3 trong 500 g nước ở 18oC thì được dung dịch bão hòa.


Đáp án:

Độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC là:

Áp dụng công thức: S = 106/500 = 21,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?


Đáp án:

Bằng phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện hoặc tổng hợp nước (thực nghiệm) để chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước

PTHH: 2H2O → 2H2 + O2

            2H2 + O2 → 2H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…