Làm bay hơi 300g nước ra khỏi 700g dung dịch muối 12%, nhận thấy 5g muối tách khỏi dung dịch bão hòa. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hòa trong điều kiện thí nghiệm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Làm bay hơi 300g nước ra khỏi 700g dung dịch muối 12%, nhận thấy 5g muối tách khỏi dung dịch bão hòa. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hòa trong điều kiện thí nghiệm trên.

 

Đáp án:

Khối lượng muối có trong dung dịch ban đầu: mct = (C%.mdd)/100 = 84g

 Khối lượng muối có trong dung dịch bão hòa:

   mct = mmuối = 84 -5 = 79(g)

   Khối lượng dung dịch muối sau khi bay hơi:

   mdd = 700 – (300 + 5) = 395(g)

   Nồng độ phần trăm của dung dịch bão hòa: C% = (79/395).100 = 20%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây trùng hợp tạo poli(metyl metacrylic) :

Đáp án:
  • Câu A. CH2=C(CH3)COOCH3

  • Câu B. CH2=CHCOOCH3

  • Câu C. CH3COOCH=CH2

  • Câu D. CH2=C(CH3)COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là?


Đáp án:

Gọi số mol Al và Al2O3 lần lượt là a và b mol

→ 27a + 102b = 21

2Al (a) + 6HCl → 2AlCl3 (a) + 3H2 (1,5a mol)

Al2O3 (b) + 6HCl → 2AlCl3 (2b mol) + 3H2O

nkhí = 0,6 mol → 1,5a = 0,6 mol

Giải hệ phương trình được a = 0,4 và b = 0,1 mol.

Dung dịch A có ion Al3+: a + 2b = 0,6 mol

n = 0,4 < nAl3+ = 0,6 nên có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Al3+ dư, NaOH hết

Al3+ + 3OH- (1,2) → Al(OH)3 ↓ (0,4 mol)

→ VNaOH = 1,2: 0,5 = 2,4 lít.

Trường hợp 2: Al3+ và NaOH đều hết, kết tủa tan một phần

Al3+ (0,6) + 3OH- (1,8) → Al(OH)3 ↓ (0,6 mol)

Sau phản ứng còn 0,4 mol kết tủa, nên kết tủa tan 0,2 mol

Al(OH)3↓ (0,2) + OH- → AlO2- (0,2 mol) + 2H2O

∑nNaOH = 1,8 + 0,2 = 2 mol

→ VNaOH = 2: 0,5 = 4 lít.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:


Đáp án:

(1) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

(2) 8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Hoặc CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

(3) Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3

(4) Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O

(5) 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2↑ + O2

(6) CuO + H2 -to→ Cu + H2O

(7) Cu + Cl2 -to→ CuCl2

Xem đáp án và giải thích
Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước ( có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hidro. Phương trình điện phân nước được biểu diễn như sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước ( có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hidro. Phương trình điện phân nước được biểu diễn như sau:

2H2O       --đp--> 2H2  + O2

  Điền những số liệu thích hợp vào chỗ trống trong bảng dưới đây:

H2O đã dùng H2 tạo thành O2 tạo thành
a) 2mol ……mol ……mol
b) ……mol ……..g 16g
c)…….mol 10g ……g
d) 45g ……….g ……g
e) ……g 8,96lit(đktc) …….lit(đktc)
f) 66,6g ………g ………lit(đktc)

Đáp án:

H2O đã dùng H2 tạo thành O2 tạo thành
a) 2 mol 2 mol 1 mol
b) 1 mol 2 g 16g
c)5 mol 10g 80 g
d) 45 g 5 g 40 g
e) 7,2 g 8,96lit(đktc) 4,48 lit(đktc)
f) 66,6g 7,4g 41,44 lit(đktc)

Cách tính:

a) Theo tỉ lệ phương trình: nH2O = 2 mol ⇒ nH2 = 2 mol; nO2 = 1.2/2 = 1 mol

b) nO2 = 16/32 = 0,5 mol ⇒ nH2O = nH2 = 2.nO2 = 2. 0,5 = 1 mol; mH2 = 1.2 = 2g

c) nH2 = 10/2 = 5 mol ⇒nH2O = nH2 = 5mol ; nO2 = 5.1/2 = 2,5 mol ⇒mO2 = 32. 2,5 = 80g

d) nH2O = 45/18 = 2,5 mol ⇒ nH2 = 2,5 mol ⇒ mH2 = 2,5. 2 = 5g

nO2 = 2,5.1/2 = 1,25 mol ⇒mO2 = 32. 1,25 = 40g

e) nH2 = 8,96/22,4 = 0,4 mol ⇒ nH2O = 0,4 mol ⇒ mH2O = = 0,4 .18 = 7,2 g

nO2 = 0,4.1/2 = 0,2 mol ⇒ VO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 l

f) nH2O = 66,6/18 = 3,7 mol ⇒ nH2 = 3,7 mol ⇒ mH2 = 3,7 .2 = 7,4 g

nO2 = 3,7.1/2 = 1,85 mol ⇒ VO2 = 41,44 lít

 

Xem đáp án và giải thích
Nhúng một lá kẽm trong dung dịch coban (II) clorua, nhận thấy có kim loại coban phủ kín ngoài lá kẽm. Nếu thay lá kẽm bằng lá đồng thì không có hiện tượng gì xảy ra. a) Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong 3 kim loại trên? b) Cation nào có tính oxi hoá mạnh nhất? c) Sắp xếp những cation kim loại trên theo chiều tính oxi hoá tăng dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một lá kẽm trong dung dịch coban (II) clorua, nhận thấy có kim loại coban phủ kín ngoài lá kẽm. Nếu thay lá kẽm bằng lá đồng thì không có hiện tượng gì xảy ra.

a) Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong 3 kim loại trên?

b) Cation nào có tính oxi hoá mạnh nhất?

c) Sắp xếp những cation kim loại trên theo chiều tính oxi hoá tăng dần.





Đáp án:

a) Kẽm (Zn);

b) Ion đồng (Cu2+);

c) Tính oxi hoá: 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…