Nêu những điểm khác biệt trong cấu tạo nguyên tử giữa nitơ và photpho.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những điểm khác biệt trong cấu tạo nguyên tử giữa nitơ và photpho.


Đáp án:

Những điểm khác biệt trong cấu tạo của nguyên tử N và P.

Cấu tạo nguyên tử N Cấu tạo nguyên tử P
- Cấu hình e của N(Z = 7)
- 1s22s22p3
- Có hai lớp e và lớp ngoài cùng không có obitan trống.
- Cấu hình e của P(Z = 17)
- 1s22s22p63s23p3
- Có ba lớp e và lớp ngoài cùng có phân lớp 3d trống.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hợp chất có công thức XY2 trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X có n = p và hạt nhân Y có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Cấu hình electron của X và Y và liên kết trong phân tử XY2 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hợp chất có công thức XY2 trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X có n = p và hạt nhân Y có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Cấu hình electron của X và Y và liên kết trong phân tử XY2 là gì?


Đáp án:

MX = 2MY ⇒ nX + pX = 2nY + 2pY (1)

nX = pX; nX = pY (2)

pX + 2pY = 32 (3)

⇒ pX = 16 (S): 3s23p4; pY = 8 (O): 2s22p4

⇒ SO2 liên kết cộng hóa trị

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy nêu phương trình hóa học của phản ứng điều chế anđehit fomic, anđêhit axetic và axeton trong công nghiệp hiện nay. b) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế andehit fomic, andehit axetic và axeton trong công nghiệp hiện nay. c) Fomon, fomalin là gì, chúng được sử dụng để làm gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy nêu phương trình hóa học của phản ứng điều chế anđehit fomic, anđêhit axetic và axeton trong công nghiệp hiện nay.

b) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế andehit fomic, andehit axetic và axeton trong công nghiệp hiện nay.

c) Fomon, fomalin là gì, chúng được sử dụng để làm gì?


Đáp án:

a) Phương pháp chung điều chế andehit và xeton là oxi hóa nhẹ ancol bậc I, bậc II tương ứng bằng CuO

b) Phương trình hóa học của phản ứng điều chế andehit fomic, andehit axetic và axeton trong công nghiệp hiện nay là:

- Andehit fomic được điều chế trong công nghiệp bằng cách oxi hóa metanol nhờ oxi không khí ở 600-700oC với xúc tác Cu hoặc Ag: 2CH3OH  + O2  ---Ag, t0---> 2HCH=O  + 2H2O

Hoặc oxi hóa không hoàn toàn metan: CH4  + O2  ---xt, t0---> HCH=O  + H2O

- Andehit axetic:

Oxi hóa etilen điều chế axetandehit: 2CH2=CH2  + O2  ---PdCl2, CuCl2---> 2CH3CH=O

- Axeton:

Oxi hóa cumen rồi chế hóa với axit sunfuric thu được axeton cùng với phenol

c) Dung dịch 37-40% fomandehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là fomon) được dùng để ngâm xác động vật, tẩy uế, diệt trùng....

Xem đáp án và giải thích
Khối lượng xà phòng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

Đáp án:
  • Câu A. 18,38 gam

  • Câu B. 18,24 gam

  • Câu C. 16,68 gam

  • Câu D. 17,80 gam

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6. a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B. b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.


Đáp án:

a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.

Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)

Theo đề bài ta có: MA = (32a + 48b)/(a + b) = 192,2.2 = 38,4 (**)

Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.

Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%

b) Các phản ứng xảy ra:

2H2 + O2 → 2H2O (1)

2CO +O2 → 2CO2 (2)

3H2 + O3 → 3H2O (3)

3CO + O3 → 3CO2 (4)

Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol

 nO2 = 0,6x & nO3 = 0,4x

Trong 1 mol hỗn hợp B: nH2 = 0,8 & nCO = 0,2

Từ (1), (2), (3) và (4): nH2 pu = nH2O tạo thành = 0,8 mol & nCO pu = nCO2 tạo thành =0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g

mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g

⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)

 

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa ở mỗi phản ứng: a) Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe b) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O c) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO3 d) KClO3 → KCl + O2 e) Cl2 +KOH → KCl + KClO3 + H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa ở mỗi phản ứng:

a) Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe

b) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

c) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO3

d) KClO3 → KCl + O2

e) Cl2 +KOH → KCl + KClO3 + H2O


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…