Muối X có công thức phân tử C3H10O3N2. Lấy 19,52g X cho tác dụng với 200ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m g hỗn hợp các chất vô cơ và phần hơi có chứa chất hữu cơ bậc I. Tìm m?
nKOH = 0,2 mol
C3H7NH3NO3 + KOH → C3H7NH2 + KNO3 + H2O
Chất rắn khan gồm 0,04 mol KOH dư và 0,16 mol KNO3
mchất rắn khan = 101. 0,16 + 0,04 . 56 = 18,4g
Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là gì?
Phản ứng xảy ra khi hỗn hợp tác dụng với nước:
Na2O + H2O → 2NaOH
Các phản ứng xảy ra tiếp theo:
NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
NaHCO3+ NaOH → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + NaCl
Vậy sau phản ứng dung dịch còn lại NaCl
Khi cho 5,30 gam hỗn hợp gồm etanol C2H5OH và propan-1-ol CH3CH2CH2OH tác dụng với natri (dư) thu được 1,12 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
nH2 = 0,05 mol
a) 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑ (1)
2CH3-CH2-СН2-ОН + 2Na → 2CH3-CH2-СН2-ONa + H2↑ (2)
b) Gọi số mol của etanol là x của propan-1-ol là y (mol)
Theo (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Câu A. 0,35 mol
Câu B. 0,55 mol
Câu C. 0,65 mol
Câu D. 0,50 mol
Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là gì?
Quặng + HNO3 → khí NO2 + dung dịch X -+BaCl2 kết tủa trắng
Quặng đó là Pyrit (FeS2).
Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.
- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.
- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.
→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB