Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là
Protein X → nAlanin
nX = 500/50000 = 0,01 mol
⇒ nalanin = 0,01n = 178/89 = 2
⇒ n = 200
Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên.
Một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên như calcium fluoride, sodium chloride, …
Hãy cho biết khối lượng của những lượng chất sau:
a) 0,5 mol nguyên tử N; 0,01 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O;
b) 0,5 mol phân tử N2; 0,10 mol phân tử Cl2 ; 3 mol phân tử O2
c) 0,1 mol Fe ; 2,15 mol Cu, 0,8 mol H2SO4 ; 0,5 mol CuSO4
a) mN = 0,5 .14 = 7g.
mCl = 0,1 .35.5 = 3.55g
mO = 3.16 = 48g.
b) mN2 = 0,5 .28 = 14g.
mCl2 = 0,1 .71 = 7,1g
mO2 = 3.32 =96g
c) mFe = 0,1 .56 =5,6g mCu = 2,15.64 = 137,6g
mH2SO4 = 0,8.98 = 78,4g.
mCuSO4 = 0,5 .160 = 80g
Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm CTPT của X
Gọi CTPT của amin là CxHyN
mkết tủa = mCaCO3 = 6 g ⇒ nCO2 = 6/100 = 0,06 mol
Khí còn lại là N2 ⇒ nN2 = 0,43 mol (Gồm N2 trong không khí và N2 sinh ra do đốt amin)
Đặt số mol amin là a ⇒ nN2 (amin) = a/2 mol ⇒ nN2 (không khí) = 0,43 – a/2 (mol)
Mà trong không khí, nO2 = 1/4 nN2 ⇒ nO2 phản ứng = 1/4. (0,43 – a/2) mol
Bảo toàn Khối lượng ⇒ mH (amin) = 1,18 – 0,06.12 – a.14 = 0,46 – 14a
⇒ nH2O = (0,46 – 14a)/2
Ta có: 2nCO2 + nH2O = 2nO2 ⇔ 2. 0,06 + (0,46 – 14a)/2 = 2. 1/4 (0,43 – a/2)
⇒ a = 0,02 mol ⇒ Mamin = 1,8/0,02 = 59 (C3H9N)
Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng còn có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được. Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy, trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.
Bằng phản ứng hóa học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:
a) Etan; etilen và axetilen
b) Butađien và but -1-in
c) But -1-in But -2-in
a) Phân biệt: CH3-CH3; CH2=CH2; CH≡CH
+ Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được C2H2 vì tạo ra kết tủa vàng nhạt.
CH≡CH + 2[Ag(NO3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O
+ Dùng dung dịch Br2 nhận biết được C2H4 vì nó làm mất màu dung dịch Br2:
CH2=CH2 + Br2→CH2 Br-CH2 Br
Mẫu còn lại là C2H6.
Tương tự: b) và c) Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được but-1-in.
Lưu ý: Dùng AgNO3/NH3 có thể nhận biết được các ankin có liên kết 3 đầu mạch.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB