Bài toán kết tủa
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2(đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl 2M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là :

Đáp án:
  • Câu A. 15,6

  • Câu B. 19,5

  • Câu C. 27,3

  • Câu D. 16,9 Đáp án đúng

Giải thích:

- Quy đổi 15,15 gam hỗn hợp X thành Ca, Al và C. Xét quá trình đốt hỗn hợp khí Z, ta có hệ sau: 40nCa + 27nAl + 12nC = mX, nC = nCO2, 2nCa + 3nAl = 2nH2O → 40nCa + 27nAl + 12nC = 15,15 ; nC = 0,2 ; 2nCa + 3nAl = 1,05. → nCa = 0,15 ; nAl3+ = 0,25 mol; nC = 0,2 mol. - Dung dịch Y gồm Ca2+ (0,15 mol), AlO2- (0,25 mol) và OH-. Xét dung dịch Y có: - BTĐT: => nOH- = 2nCa2+ - nAlO2- = 0,05 mol. Khi cho 0,4 mol HCl tác dụng với dung dịch Y ta nhận thấy : nAlO2- < nH+ - nOH- < 4nAlO2- ; => nAl(OH)3 = [4nAlO2- - (nH+ - nOH-)] : 3 = 13 / 60 mol. => mAl(OH)3 = 16,9 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho phản ứng thuận nghịch sau ở nhiệt độ cao: 3Fe + 4H2 O → Fe2 O4 + 4H2 ↑ Cân bằng phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi. a) Tăng nồng độ của H2 b) Giảm nồng độ của H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng thuận nghịch sau ở nhiệt độ cao:

3Fe + 4H2 O → Fe2 O4 + 4H2 ↑

Cân bằng phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi.

a) Tăng nồng độ của H2

b) Giảm nồng độ của H2O


Đáp án:

Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nồng độ H2

Cân bằng cũng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nồng độ H2O

Xem đáp án và giải thích
Hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo, phân tử đều có vòng benzen, nguyên tố oxi chiếm 23,53% khối lượng). Cho 0,04 mol hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng được tối đa với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo, phân tử đều có vòng benzen, nguyên tố oxi chiếm 23,53% khối lượng). Cho 0,04 mol hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng được tối đa với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là


Đáp án:

M = 32/23,53% = 136 => CTPT: C8H8O2

nE < nNaOH < 2nE => E gồm este của ancol và este của phenol

Sản phẩm có 2 muối nên E gồm HCOOCH2C6H5 và HCOOC6H4CH3

nHCOONa = nE = 0, 04 ⇒ mHCOONa = 2,72gam

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình phản ứng: Fe3O4 + KHSO4 + KNO3 -> Fe2(SO4)3 + NO + K2SO4 + H2O. Sau khi cân bằng với các hệ số nguyên dương nhỏ nhất thì tổng hệ số các chất có trong phương trình là:

Đáp án:
  • Câu A. 132

  • Câu B. 133

  • Câu C. 134

  • Câu D. 135

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây : a. Hỗn hợp khí : CH4 và CH3NH2 b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH, C6H5NH2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây :

a. Hỗn hợp khí : CH4 và CH3NH2

b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH, C6H5NH2


Đáp án:

a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2

Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.

PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl

Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2

CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O

b. Tách hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2

Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.

PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

- Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3

- Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.

PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.

PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z và 27,84g chất rắn T gồm 3 kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,33 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Gía trị của a:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z và 27,84g chất rắn T gồm 3 kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,33 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Gía trị của a:


Đáp án:

Giải

27,84g chất rắn T gồm 3 kim loại gồm có Cu, Ag, Fe dư

Gọi số mol của Cu, Ag, Fe dư lần lượt là 3x, 2x và y mol

BT e ta có: 2.3x + 2x + 3y = 2.0,33

=>8x + 3y = 0,66 (1)

Mặt khác ta có : mCu + mAg + mFe dư = 27,84

=>64.3x + 2x.108 + 56y = 27,84

=> 408x + 56y = 27,84 (2)

Từ 1,2 => x = y = 0,06 mol

Áp dụng BT e : 2(a – y) + 0,21.2 = 3x.2 + 2x

2(a – y) = 0,48 – 0,42

2(a – 0,06) = 0,06

=>a – 0,06 = 0,03

=>a = 0,09

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…