Một số hợp chất của nguyên tố T hóa trị III vơi nguyên tố oxi, trong đó T chiếm 53% về khối lượng. a) Xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố T. b) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một số hợp chất của nguyên tố T hóa trị III với nguyên tố oxi, trong đó T chiếm 53% về khối lượng.

   a) Xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố T.

   b) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.


Đáp án:

 a) Gọi công thức của hợp chất là T2O3 và a là nguyên tử khối của T.

   Theo đề bài, ta có tỉ lệ phần trăm khối lượng của T:

2a/(3.16) = 53%/(100%-53%) = 53/47

=> a = 27 đvC

 Nguyên tố T là nhôm.

   b) Công thức hóa học của hợp chất là Al2O3.

   Phân tử khối: 27.2 + 16.3 = 102 đvC.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam hỗn hợp các kim loại Mg, Al, Zn tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO3 1M, thu được sản phẩm khử là khí NO duy nhất và 34,56 gam muối trong đó oxi chiếm 62,5% khối lượng muối. Giá trị của m và V lần lượt là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp các kim loại Mg, Al, Zn tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO3 1M, thu được sản phẩm khử là khí NO duy nhất và 34,56 gam muối trong đó oxi chiếm 62,5% khối lượng muối. Giá trị của m và V lần lượt là:


Đáp án:

Giải

Ta có: mO = (34,56.62,5) : 100 = 21,6 gam

=> nO = 21,6 : 16 = 1,35 mol

=> nNO3- = nO/3 = 1,35 : 3 = 0,45 mol

=> ne = 0,45 mol

=> nNO = ne/3 = 0,45 : 3 = 0,15 mol

Ta có m muối = mKL + mNO3-

=> mKL = m muối – mNO3-

=> mKL = 34,56 – 62.0,45 = 6,66 gam

BTNT N ta có: nHNO3 = nNO3- + nNO =  0,45 + 0,15 = 0,60

Xem đáp án và giải thích
Sau khi thực hành hóa học, trong 1 số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion Cu2+, Zn2+, Fe2+, Pb2+, Hg2+…. Dùng hóa chất nào để xử lí sơ bộ các chất thải trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi thực hành hóa học, trong 1 số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion Cu2+, Zn2+, Fe2+, Pb2+, Hg2+…. Dùng hóa chất nào để xử lí sơ bộ các chất thải trên


Đáp án:

Sử dụng nước vôi dư để kết tủa hết các ion đó.

Xem đáp án và giải thích
Em hãy đề nghị: a) Cách nhận biết H2O, CO2 khác với ở hình 4.5 b) Cách định tính halogen khác với ở hình 4.6 c) Chất hấp thụ định lượng H2O và CO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Em hãy đề nghị:

a) Cách nhận biết H2O, CO2 khác với ở hình 4.5

b) Cách định tính halogen khác với ở hình 4.6

c) Chất hấp thụ định lượng H2O và CO2


Đáp án:

a) - Nhận biết H2O: Phương pháp định lượng: dùng bình chứa P2O5 với khối lượng biết trước, hấp thụ sản phẩm cháy rồi cân lại, khối lượng bình chứa P2O5 tăng lên chính bằng khối lượng H2O.

Hoặc làm lạnh sản phẩm cháy sẽ thấy hơi nước ngưng tụ.

- Nhận biết CO2: Dẫn sản phẩm cháy qua ống nghiệm chứa dung dịch Ba(OH)2, thấy xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ có CO2.

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

b) Nhận biết halogen: Phân hủy hợp chất hữu cơ để chuyển halogen thành HX, sau đó dùng dung dịch Pb(NO3)2 để nhận biết HX, thấy xuất hiện kết tủa trắng AgX (X = Cl, Br)

Pb(NO3)2 + 2HX → PbX2 + HNO3

c) Sử dụng chất hấp thụ định lượng H2O và CO2 là: P2O5 và KOH

- Dẫn sản phẩm cháy qua bình chứa P2O5, khối lượng bình chứa P2O5 tăng lên chính là khối lượng H2O.

- Dẫn phần còn lại qua bình chứa KOH, khối lượng bình tăng lên chính là khối lượng CO2.

Xem đáp án và giải thích
Đun sôi 13,4 g hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, công thức phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2 với 200ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thu được ancol X và 16,4 g một muối Y. Chọn toàn bộ lượng ancol phản ứng với nattri dư sinh ra 1,12 lít khí H2 ( đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun sôi 13,4 g hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, công thức phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2 với 200ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thu được ancol X và 16,4 g một muối Y. Chọn toàn bộ lượng ancol phản ứng với nattri dư sinh ra 1,12 lít khí H2 ( đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.



Đáp án:

nancol =2nH2 = 0,1 mol

nNaOH =0,2 mol

Vì nancol < nNaOH và 2 chất có công thức phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2, nên hỗn hợp phải gồm axit và este

nancol = 0, 1 mol  neste = naxit=0,1 mol 

 nmuối=0.2 mol

Mmuối =82 (g/mol)

Axit là CH3COOH, este là CH3COOCH3.

Vậy hỗn hợp gồm 7,4 g CH3COOCH3 (55,22%) và 6 g CH3COOH (44,78%)




Xem đáp án và giải thích
Các quá trình oxi hoá và khử xảy ra ở các điện cực có giống nhau không nếu điện phân dung dịch NiSO4 với a)  Các điện cực trơ (Pt)  b) Các điện cực tan (Ni) 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các quá trình oxi hoá và khử xảy ra ở các điện cực có giống nhau không nếu điện phân dung dịch NiSO4 với

a)  Các điện cực trơ (Pt) 

b) Các điện cực tan (Ni) 





Đáp án:

Khi điện phân dung dịch NiSO4 với :

Điện cực trơ :

Ở catot xảy ra sự khử các ion Ni2+ thành Ni kim loại.

Ở anot xảy ra sự oxi hoá các phân tử H2O sinh ra khí O2.

Điện cực tan :

Ở catot xảy ra sự khử các ion Ni2+ thành Ni kim loại.

Ở anot xảy ra sự oxi hoá điện cực Ni thành các ion Ni2+ .

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…