Lý thuyết về tính chất vật lí của amin, amino axit và protein
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường. Đáp án đúng

  • Câu B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.

  • Câu C. Các protein đều dễ tan trong nước.

  • Câu D. Các amin không độc

Giải thích:

Nội dung đúng: - Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường. ® A đúng; - Các amin ở điều kiện thường là chất khí như metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin hoặc chất lỏng là các amin đồng đẳng cao hơn. ® B sai; - Các protein không tan trong nước. ® C sai; - Các amin độc, mùi khó chịu, dễ tan trong trong nước. ® D sai.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có các mẫu phân đạm sau : NH4Cl (đạm một lá), NH4NO3(đạm hai lá), NaNO3 (đạm nitrat) và (NH4)2SO4 (đạm sunfat). Trình bày cách phân biệt các mẫu phân đạm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các mẫu phân đạm sau : NH4Cl (đạm một lá), NH4NO3(đạm hai lá), NaNO3 (đạm nitrat) và (NH4)2SO4 (đạm sunfat). Trình bày cách phân biệt các mẫu phân đạm trên.



Đáp án:

Hoà tan vào nước được các dung dịch.

Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch. Dung dịch NaNO3 không làm đổi màu quỳ tím ; 3 dung dịch còn lại làm quỳ tím chuyển thành màu hồng nhạt.

Cho dung dịch BaCl2 vào 3 dung dịch còn lại. Dung dịch (NH4)2SO4 tạo kết tủa trắng.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào 2 dung dịch còn lại. Dung dịch NH4Cl tạo kết tủa trắng. Còn lại là NH4NO3.




Xem đáp án và giải thích
Ba hiđrocacbon X,Y, Z là đồng dẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y , Z thuộc dãy đồng đẳng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ba hiđrocacbon X,Y, Z là đồng dẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y , Z thuộc dãy đồng đẳng nào?


Đáp án:

Phân tử Z hơn phân tử X 2 nhóm CH2 ⇒ MZ = MX + 28

⇒ MZ = 2MX ⇒ 2MX = MX + 28 ⇒ MX = 28 ⇒ X là C2H4 (anken)

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm : Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm : Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh.


Đáp án:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Bọt khí hidro thoát ra ít và chậm do H2 sinh ra trên bề mặt lá kẽm cản trở phản ứng. Khi thêm CuSO4 : Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Cu được giải phóng bám trên viên kẽm hình thành cặp pin điện hóa Zn – Cu trong đó

Zn là cực âm và bị ăn mòn Zn → Zn2+ + 2e

Electron đến cực dương là Cu, tại đây 2H+ + 2e → H2

Bọt khí hidro thoát ra ở cực dương nhiều và liên tục.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây :


Đáp án:
  • Câu A. Saccarozo

  • Câu B. Dextrin

  • Câu C. Mantozo

  • Câu D. Glucozo

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6g a) Hãy viết phương trình hóa học. b) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6g

a) Hãy viết phương trình hóa học.

b) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2 (1)

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 (2)

b)

nhh = 0,025 mol

nBr2 = 0,035 mol

Gọi nC2H4 = x mol, nC2H2 = y.

nhh khí = x + y = 0,025.

Theo pt: nBr2(1) = nC2H4 = x mol, nBr2 (2) = 2. nC2H2= 2.y mol

⇒ nBr2 = x + 2y = 0,035.

b) Phần trăm thể tích mỗi khí:

Giải hệ phương trình ta có x = 0,015, y = 0,01.

%VC2H4 = (0,015.100%)/0,025 = 60%

=> VC2H2 = 40%

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Các đối tác

Loading…