Dạng toán hỗn hợp sắt và oxit sắt phản ứng với dung dịch axit HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 trong Y là


Đáp án:
  • Câu A. 0,54

  • Câu B. 0,78

  • Câu C. 0,50 Đáp án đúng

  • Câu D. 0,44

Giải thích:

Qui đổi hỗn hợp thành Fe và O: Số mol Fe (x); số mol O (y); 56x + 16y = 8,16 và BT e: 3x – 2y = 0,18 => x = 0,15 và y = 0,09 Tổng số mol sắt = 0,21 => ne = 0,42 => tổng số mol NO = 0,08 Số mol HNO3 = nN = 2 x 0,21 + 0,08 = 0,50 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Số phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (3)

  • Câu B. (1), (3), (5)

  • Câu C. (1), (4), (5)

  • Câu D. (1), (3), (4)

Xem đáp án và giải thích
Một khí có dạng X2 có tỉ khối hơi đối với khí axetilen (C2H2) bằng 2,731. Xác định khí X2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một khí có dạng X2 có tỉ khối hơi đối với khí axetilen (C2H2) bằng 2,731. Xác định khí X2?


Đáp án:

Khối lượng mol của khí axetilen là: MC2H2 = 2.12+2.2 = 26 g/mol

Áp dụng công thức tính tỉ khối:

dX2/C2H2 = 2,731 => MX2 = 26 . 2,731 ≈ 71 g/mol

MX2 = 2.MX = 71 g/mol => MX = 35,5 g/mol

Vậy khí cần tìm là Cl2.

Xem đáp án và giải thích
Mật ong để lâu ngày thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì, làm thế nào để chứng tỏ hạt rắn đó là chất hữu cơ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mật ong để lâu ngày thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì, làm thế nào để chứng tỏ hạt rắn đó là chất hữu cơ?


Đáp án:

Hiện tượng kết tinh đường glucozơ và fructozơ do nước trong mật ong bay hơi. Đốt nhưng hạt rắn đó, hạt rang cháy và hóa than ⇒ chất hữu cơ.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có cái gì?


Đáp án:

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Xem đáp án và giải thích
Cho 4,8g hỗn hợp A gồm Fe, Fe2O3 tác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng kết thức, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch bằng nước. sau đó cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl 1M thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ. a) Viết các phương trình hóa học b) Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 4,8g hỗn hợp A gồm Fe, Fe2Otác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng kết thức, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch bằng nước. sau đó cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl 1M thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ.

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A ban đầu.


Đáp án:

Khi cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ, đó chính là đồng kim loại.

nCu = 0,05 mol

a) Phương trình hóa học.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)

nCu = nFe = 0,05 mol.

b) Thành phần phần trăm các chất

mFe = 0,05 x 56 = 2,8g.

%Fe = (2,8.100%)/4,8 = 58,3%

%Fe2O3 = ((4,8-2,8)/4,8).100% = 41,7%

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…