Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?


Đáp án:

Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.

So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:

- Giống nhau: có sự dùng chung electron.

- Khác nhau:

+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.

+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.

- Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.

- Khác nhau:

+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu nào mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Câu nào mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần?


Đáp án:
  • Câu A. Bán kính nguyên tử giảm dần.

  • Câu B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.

  • Câu C. Năng lượng ion hóa của I1 của nguyên tử giảm dần.

  • Câu D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần.

Xem đáp án và giải thích
E là este của một axit đơn chức và ancol đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất E phải dùng 34,1 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,1 g/ml). Lượng NaOH này dùng dư 25% so với lượng NaOH phản ứng. Tìm công thức cấu tạo của E?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

E là este của một axit đơn chức và ancol đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất E phải dùng 34,1 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,1 g/ml). Lượng NaOH này dùng dư 25% so với lượng NaOH phản ứng. Tìm công thức cấu tạo của E?


Đáp án:

Ta có: mNaOH đem dùng = (34,1. 1,1. 10)/100 = 3,751 (gam)

mNaOH phản ứng = (3,751. 100)/(100 + 25) = 3 (gam)

→ ME = 88 gam → R + 44 + R’ = 88 → R + R’ = 44

- Khi R = 1 → R’ = 43 (C3H7) → CTCT (E): HCOOC3H7 (propyl fomiat)

- Khi R = 15 → R’ = 29 → CTCT (E): CH3COOC2H5 (etyl axetat)

Xem đáp án và giải thích
Bài toán tính khối lượng xà phòng thu được từ chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng 20g một loại chất béo trung tính với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, để trung hòa NaOH dư cần 0,18 mol HCl. Khối lượng xà phòng 72% sinh ra từ 1 tấn chất béo trên là :


Đáp án:
  • Câu A. 1434,26 kg

  • Câu B. 1703,33 kg

  • Câu C. 1032,67 kg

  • Câu D. 1344,26 kg

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau: (1) . Amoniac (2). Anilin (3). p – Nitroanilin (4). Metylanilin (5). Đimetylamin Hãy sắp xếp theo khả năng tăng dần tính bazo của các chất đã cho trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1) . Amoniac         (2). Anilin

    (3). p – Nitroanilin         (4). Metylanilin

    Hãy sắp xếp theo khả năng tăng dần tính bazo của các chất đã cho trên?


Đáp án:

    Vòng benzene hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3

    Gốc metyl –CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm –CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3

    Trong các amin thơm, nhóm nitro -NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của NH2 , do đó p –nitroanilin có tính bazo yếu nhất

    Sắp xếp: 3 < 2 < 4 < 1 < 5

Xem đáp án và giải thích
Dẫn hỗn hợp khí X gồm axetilen và anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac thấy tạo ra kết tủa gồm hai chất. Lấy kết tủa cho vào dung dịch axit HCl dư thấy có khí bay lên và còn một phần không tan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc thấy có khí màu nâu bay lên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để giải thích quá trình thí nghiệm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn hỗn hợp khí X gồm axetilen và anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac thấy tạo ra kết tủa gồm hai chất. Lấy kết tủa cho vào dung dịch axit HCl dư thấy có khí bay lên và còn một phần không tan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc thấy có khí màu nâu bay lên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để giải thích quá trình thí nghiệm trên.


Đáp án:

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Lọc kết tủa: AgC≡CAg và Ag cho vào HCl chỉ có AgC≡CAg phản ứng:

AgC≡CAg + 2HCl → HC≡CH↑ + 2AgCl↓

Phần không tan Y là Ag và AgCl, hòa tan trong HNO3 đặc chỉ có Ag phản ứng:

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2nâu↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…