Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng


Đáp án:

Gọi kim loại là A, khối lượng ban đầu là m(gam), khối lượng kim loại tham gia phản ứng là x(gam)

A + Pb(NO3)2 → A(NO3)2 + Pb (1)

Theo (1):

1 mol A(khối lượng A gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207-A)gam

=> x gam A phản ứng → khối lượng tăng [(207-A).x] : A gam

%khối lượng tăng = {[(207-A).x] : A }: m x 100% = 19% (*)

A + Cu(NO3)2 → A(NO3)2 + Cu (2)

1 mol A(khối lượng A gam) → 1 mol Cu(64 gam) khối lượng giảm (A - 64)gam

=> x gam A phản ứng → khối lượng giảm [(A - 64).x] : A gam

%khối lượng giảm = giảm {[(A - 64).x] : A }: m x 100% = 9,6 % (**)

Từ (*) và (**) => (207 - A):(A – 64 ) = 19 : 9,6 => A = 112 ( A là Cd)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại tác dụng với oxi ở t0 thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường

Đáp án:
  • Câu A. Ag

  • Câu B. Zn

  • Câu C. Al

  • Câu D. Fe

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất A có công thức phân tử C4H9Cl a) Viết công thức cấu tạo, đọc tên và chỉ rõ bậc của các đồng phân có thể có của A. b) Khi đun nóng A với dung dịch KOH trong ancol thu được hỗn hợp hai anken có công thức phân tử C4H8 là đồng phân cấu tạo của nhau. Xác định công thức cấu tạo của A. Nêu một vài phương pháp điều chế A từ hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất A có công thức phân tử

a) Viết công thức cấu tạo, đọc tên và chỉ rõ bậc của các đồng phân có thể có của A.

b) Khi đun nóng A với dung dịch KOH trong ancol thu được hỗn hợp hai anken có công thức phân tử  là đồng phân cấu tạo của nhau. Xác định công thức cấu tạo của A. Nêu một vài phương pháp điều chế A từ hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.





Đáp án:

a) ứng với công thức phân tử C4H9Cl có 4 đồng phân cấu tạo :

, bậc I (1) 1-clobutan  

 ,bậc II     (2)  2-clobutan

, bậc I (3) 1-clo-2-metylpropan              

C, bậc III (4) 2-clo-2-metylpropan

b) Phản ứng tách HCl của A tạo thành hỗn hợp 2 anken chứng tỏ nguyên tử Cl ở vị trí có thể tách ra cùng với 2 nguyên tử hiđro ở hai vị trí khác nhau.

Vậy A phải có công thức cáu tạo (2) và tên gọi là 2-clobutan.

Điều chế A :




Xem đáp án và giải thích
Vì sao but-2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao but-2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không?


Đáp án:

 But -2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không, do cấu tạo của but – 2-en thỏa điều kiện tồn tại đồng phân cis – trans.

- Có chứa nối đôi C=C.

- Mỗi nguyên tử C mang liên kết đôi gắn với hai nhóm nguyên tử khác nhau.

Xem đáp án và giải thích
Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp gốc – chức. CH3CH2-Br;CH3-CO-O-CH3;CH3CH2-O-CH2CH3;(CH3)2SO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp gốc – chức.

CH3CH2-Br; CH3-CO-O-CH3; CH3CH2-O-CH2CH3; (CH3)2SO4


Đáp án:

Gọi tên theo danh pháp gốc – chức

CH3CH2-Br: etyl bromua

CH3-CO-O-CH3: metyl axetat

CH3CH2-O-CH2CH3: đietyl ete

(CH3)2SO4: metyl sunfat

Xem đáp án và giải thích
Quặng oxit sắt từ (Fe3O4) chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Quặng oxit sắt từ (Fe3O4) chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.


Đáp án:

Khối lượng Fe có trong quặng: 1x64,15/100 = 0,6415 tấn

Khối lượng Fe có trong gang: 0,6415 x (100-2)/100 = 0,62867 tấn

Khối lượng gang sản xuất được: 0,62867 x 100/95 ≈ 0,662 tấn

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…