Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?


Đáp án:

Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi.

Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính nồng độ mol của dung dịch khi 0,5 lit dung dịch CuSO4 chứa 100 gam CuSO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ mol của dung dịch khi 0,5 lit dung dịch CuSO4 chứa 100 gam CuSO4


Đáp án:

Số mol của CuSO4 = 100 : 160 = 0,625 mol

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 = 0,625 : 0,5 = 1,25M

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử. Ta chia thành 3 nhóm hóa chất sau:

Nhóm I: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh: KOH

Nhóm II: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2SO4.

Nhóm III: Dung dịch không đổi màu quỳ tím: NaI, NaCl, NaBr

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (III)

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr

AgNO3 + NaBr → AgBr↓+ NaNO3

Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI

AgNO3 + NaI → AgI↓+ NaNO3

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (II)

Mẫu thử nào kết tủa trắng là HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Còn lại là H2SO4

Xem đáp án và giải thích
Cho 19,2 g Cu vào dung dịch loãng chứa 0,4 mol HNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (đktc) thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 19,2 g Cu vào dung dịch loãng chứa 0,4 mol HNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (đktc) thu được là



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau :


Đáp án:

Các phương trình hóa học

3Fe + 2O2 → Fe3O4

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + H2O   --t0>5700--> FeO + H2

FeO + HCl → FeCl2 + H2O

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

 

Xem đáp án và giải thích
Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất : ZnO, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3 và BaSO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH là :

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…