Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.
Gọi m là khối lượng dung dịch ban đầu
Khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi nước bằng (m-60)g.
Khối lượng chất tan trước và sau là không đổi. Ta có: mct = 15m/100 = (18(m-60))/100
⇔ 15.m = 18(m – 60)
⇔ 15m = 18m – 1080
⇔ 3m = 1080 m = 360 (g)
Vậy khối lượng dung dịch trước khi bay hơi là 360 gam.
Viết các phương trình hóa học minh họa:
a. Để tách metan từ hỗn hợp với một lượng nhỏ etilen, người ta dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư
b. Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4, thấy màu của dung dịch nhạt dần có kết tủa màu nâu đen xuất hiện
a. Khi dẫn hỗn hợp khí (gồm CH4 và C2H4) qua dung dịch brom dư thì C2H4 sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, CH4 không tác dụng sẽ đi ra khỏi bình được dung dịch nước brom.
Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
Công thức chung của các chất trên là CnH2n-2O2
CnH2n – 2O2+ 1,5(n-1)O2 → nCO2 + (n-1)H2O
nCO2= nkết tủa = 0,18 mol
Gọi x là số mol của H2O => nO2 phản ứng = 3x/2
Bảo toàn khối lượng ta có: mhh+ mO2 = mCO2 + mH2O
=> 3,42 + 3x/2.32 = 44.0,18 + 18x => x = 0,15 mol
mCO2 + mH2O = 10,62 gam < m kết tủa
=> mdd giảm = 18 – 10,62 = 7,38 gam
Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hiđro trong một bình phản ứng có sẵn chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 450°C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí.
1. Tính phần trăm số mol nitơ đã phản ứng.
2. Tính thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành.
Số mol khí ban đầu : 2 7 0
Số mol khí đã phản ứng : x 3x
Số mol khí lúc cần bằng : 2 - x 7 - 3x 2x
Tổng số mol khí lúc cân bằng : (2 - x) + (7 - 3x) + 2x = 9 - 2x
Theo đề bài : 9 - 2x = 8,2
x = 0,4
1. Phần trăm sô mol nitơ đã phản ứng : ( = 20%.
2. Thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành : 2.0,4.22,4 = 17,9 (lít).
Câu A. C6H5NH2
Câu B. C2H5OH
Câu C. CH3COOH
Câu D. H2NCH2CH2COOH
Các đại lượng nào sau đây của kim loại kiềm có liên quan với nhau : điện tích hạt nhân, năng lượng ion hoá, bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng ? Giải thích ngắn gọn.
Điện tích hạt nhân nguyên tử càng nhỏ, bán kính nguyên tử càng lớn, electron liên kết với hạt nhân càng kém chặt chẽ nên càng dễ tách ra khỏi nguyên tử, do đó năng lượng ion hoá nguyên tử càng nhỏ.
Điện tích hạt nhân càng nhỏ, bán kính nguyên tử càng lớn, lực hút của hạt nhân nguyên tử này với lớp vỏ electron của nguyên tử khác ở lân cận nhau càng yếu, các nguyên tử trong tinh thể liên kết với nhau càng kém chặt chẽ, do đó khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ và nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chúng thấp.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB