Khối lượng bạc tạo thành
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOOH; 0,02 mol HCHO và 0,01 mol HCOOCH3 tác dụng với AgNO3/NH3 (dư) thu được m gam Ag. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 21,92

  • Câu B. 19,26

  • Câu C. 16,92

  • Câu D. 12,96 Đáp án đúng

Giải thích:

1 mol HCOOH tráng bạc tạo 2 mol Ag 1mol HCHO tráng bạc tạo 4 mol Ag 1 mol HCOOCH3 tráng bạc tạo 2 mol Ag => nAg= 2n HCOOH +4nHCHO + 2n HCOOCH3 = 0,12 mol => mAg = 12,96 g =>D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.


Đáp án:

Theo quy tắc bát tử (8 electron) thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc đối với heli) ở lớp ngoài cùng.

     + Các nguyên tử các nguyên tố s thường có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng để có lớp sát ngoài cùng 8 electron.

     + Các nguyên tử của các nguyên tố p là phi kim thường, có khuynh hướng thu thêm electron để cho lớp ngoài cùng của chúng có 8 electron.

Liên kết ion trong các phân tử:

     + LiF: Cấu hình electron: Li (Z = 3): 1s2 2s1

F (Z =9): 1s2 2s2 2p5

Nguyên tử Li có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 e tạo ion dương Li+ . Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của Li tạo ion F-, hình thành liên lết giữa Li+ và F-: LiF

     + KBr: Cấu hình electron: K ( Z= 11): 1s2 2s2 2p6 3s1

Br (Z= 35): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5

Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 electron tạo ion K+ . Nguyên tử Br có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của K tạo thành Br, thành liên kết giữa K+ và Br: KBr

     + CaCl2: cấu hình electron: Ca (Z = 20): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

Cl (Z = 17): 1s2 2s2 2p6 32 3p5

Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhường thêm 2 electron tạo ion dương Ca2 + , Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhận thêm 2 electron của 2 tạo thành ion Cl, hình thành liên kết giữa Ca2+ và Cl-:CaCl2.

Xem đáp án và giải thích
Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ : a)  Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau. b)  Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5. c)   Có nhóm chức xeton. d)   Có mạch cacbon không phân nhánh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ :

a)  Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau.

b)  Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5.

c)   Có nhóm chức xeton.

d)   Có mạch cacbon không phân nhánh.

 


Đáp án:

a) fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam chứng tỏ phân tử fructozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau

b) fructozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm OH

c) fructozơ cộng Hidro cho poliancol C6H14O6 chứng tỏ phân tử có nhóm chức xeton

d) khử hoàn toàn fructozơ thu được hexan chứng tỏ có 6 nguyên tử C trong phân tử fructozơ tạo thành một mạch không phân nhánh.




Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và andehit fomic. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí. (d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Bài toán đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm số mol của anken trong X là:


Đáp án:
  • Câu A. 40%

  • Câu B. 50%

  • Câu C. . 25%.

  • Câu D. 75%

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau đây: CO2 (1)→ (C6H10O5)n (2)→ C12H22O11 (3)→ C6H12O6 (4)→ C2H5OH Giai đoạn nào có thể thực hiện được nhờ xúc tác axit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau đây:

CO2 (1)→ (C6H10O5)n (2)→ C12H22O11 (3)→ C6H12O6 (4)→ C2H5OH

Giai đoạn nào có thể thực hiện được nhờ xúc tác axit?


Đáp án:

6nCO2  + 5nH2O   --as, clorophin--> (C6H1O5)n + 6nO2

2(C6H1O5)n  + 2nH2O  --men amilaza--> nC12H22O11

C12H22O11   + H2O --H+--> 2C6H12O11

C6H12O11 --men rượu--> 2C2H5OH + 2CO2

Giai đoạn (2) và (3) có thể dùng xúc tác axit (H+).

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…