Phản ứng tạo kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. (c) Nhiệt phân Cu(NO3)2. (d) Đốt nóng FeCO3 trong không khí. (e) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3 Đáp án đúng

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Giải thích:

Chọn B. (a) Al + 3FeCl3 → AlCl3 + 3FeCl2 (b) 3AgNO3 + FeCl2 → Ag + 2AgCl + Fe(NO3)3 (c) 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2 (d) 4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2 (e) AgNO3 + H2O → Ag + HNO3 + O2 Vậy có 2 thí nghiệm thu được kim loại là (b) và (e).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử?


Đáp án:

Do hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên.

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Hãy cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng KC. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng có luôn luôn là một hằng số không?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Hãy cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng KC. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng có luôn luôn là một hằng số không?


Đáp án:

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng tốc độ bằng nhau (vt = vn ). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.

- Ý nghĩa của hằng số cân bằng KC: Hằng số cân bằng KC cho thấy tích nồng độ các sản phẩm phản ứng lớn hơn hay bé hơn tích nồng độ các chất phản ứng bao nhiêu lần. Mặt khác, vì nó cho biết lượng các chất phản ứng còn lại và lượng các sản phẩm tạo thành ở vị trí cân bằng, do đó biết hiệu suất của phản ứng.

- Hằng số cân bằng KC của một phản ứng không luôn luôn là hằng số vì hằng số cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ. Tại một nhiệt độ, mỗi cân bằng hóa học có một hằng số cân bằng đặc trưng cho nó.

Xem đáp án và giải thích
Tục ngữ có câu: Nước chảy đá mòn. Xét theo khía cạnh hóa học thì được mô tả theo phương trình hóa học sau: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2  thuộc phản ứng nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tục ngữ có câu: Nước chảy đá mòn. Xét theo khía cạnh hóa học thì được mô tả theo phương trình hóa học sau:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2  thuộc phản ứng nào?


Đáp án:

Phản ứng trên từ 3 chất tham gia phản ứng sinh ra 1 chất sản phẩm

→ thuộc phản ứng hóa hợp.

Xem đáp án và giải thích
Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.


Đáp án:

Khối lượng của 1,00 lít nước là:

m = D.V = 1,00.1000 = 1000g

Nhiệt lượng mà 1000 gam nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 25oC đến 100oC là:

Q = 1000.4,18(100 - 25) = 313500(J) = 313,5 KJ

Đó là nhiệt lượng mà khí metan khi đốt cháy cần phải toả ra.

Khối lượng metan cần phải đốt cháy là:

m = 313,5/55,6 = 3135/556

Số mol metan cần phải đốt cháy là:

n = m/M = 3135/[556.16] =3135/8896 mol

Vậy thể tích khí metan (đktc) cần phải đốt cháy là:

V = n.22,4 = 7,89 lít.

Xem đáp án và giải thích
Số mol NaOH đã phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là :

Đáp án:
  • Câu A. 0,70 mol

  • Câu B. 0,55 mol

  • Câu C. 0,65 mol

  • Câu D. 0,50 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…