Thể tích NO2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hoà tan 1,68 gam Fe bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (dư), sinh ra V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 2,106. Đáp án đúng

  • Câu B. 2,24.

  • Câu C. 2,016.

  • Câu D. 3,36.

Giải thích:

Cho Fe vào HNO3 thì có quá trình: + Cho e : Fe -> Fe+3 + 3e + Nhận e: N+5 + 1e -> N+4 DLBT e: có 3nFe= nNO2 = V/22,4 => V=0,09.22,4=2,016 lít =>C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường: (a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. (c) Cho CaO vào nước. (d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Từ các chất riêng biệt : CuSO4, CaCO3, FeS cần điều chế được các kim loại Cu, Ca, Fe. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. (Các điều kiện khác có đủ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ các chất riêng biệt : CuSO4, CaCO3, FeS cần điều chế được các kim loại Cu, Ca, Fe. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. (Các điều kin khác có đủ).



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X chứa (C,H,O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 6,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng chất rắn bằng bao nhiêu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X chứa (C,H,O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 6,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng chất rắn bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Ta có: nO2 = 15,68/22,4 = 0,7 mol; nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol; nNaOH = 0,1.2 = 0,2 mol

Thí nghiệm 1: Đốt cháy X

Bảo toàn khối lượng: mX + mO2 = mCO2 + mH2O

→ 13,8 + 0,7.32 = mCO2 + 5,4 → = 30,8 g → nCO2 = 30,8/44 = 0,7 mol

Bảo toàn nguyên tố oxi:

nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(X) + 2.0,7 = 2.0,7 + 0,3 → nO(X) = 0,3 mol

Gọi công thức của X là

Ta có: x: y: z = 0,7: 0,6: 0,3 = 7: 6: 3

→ Công thức đơn giản nhất của X là C7H6O3

→ Công thức phân tử của X là (C7H6O3)n

Vì X có 5 liên kết π trong phân tử nên k = 5 → 4n + 1 = 5 → n =1

→ Công thức phân tử của X là C7H6O3

Vì X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:3

→ Công thức cấu tạo của X là HCOOC6H4OH

Thí nghiệm 2: 6,9 gam X tác dụng với 0,2 mol NaOH: nX = 6,9/138 = 0,05 mol

HCOOC6H4OH (0,05) + 3NaOH (0,2) → HCOONa (0,05) + ONaC6H4ONa (0,05) + 2H2O

→ Chất rắn gồm: HCOONa: 0,05 mol; NaOC6H4ONa: 0,05 mol và NaOH: 0,2 – 0,05.3 = 0,05 mol

→ mrắn = 0,05.68 + 154.0,05 + 40.0,05 = 13,1 g

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. Có thể sử dụng điểm khác biệt nào để nhận biết ra một số chất hữu cơ hay vô cơ một cách đơn giản nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. Có thể sử dụng điểm khác biệt nào để nhận biết ra một số chất hữu cơ hay vô cơ một cách đơn giản nhất?


Đáp án:

Điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ:

- Thành phần hợp chất hưu cơ nhất thiết phải có cacbon còn thành phần của vô cơ thì có thể có, có thể không.

- Phản ứng các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và không theo một hướng nhất định.

- Hợp chất hữu cơ dễ cháy, kém bền với nhiệt, ít tan trong nước, liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

Để phân biệt hợp chất vô cơ với hợp chất hữu cơ một cách đơn giản là đốt:

- Hợp chất hữu cơ dễ cháy, dễ nóng chảy, khi cháy tạo ra muội than và than.

- Hợp chất vô cơ khó nóng chảy, khó cháy, không tạo ra muội than.

 

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

* Theo thuyết A-rê-ni-út:

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ : HCl → H+ + Cl-

CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

Thí dụ : NaOH → Na+ + OH-

* Theo thuyết Bron – stêt:

- Axit là chất nhường proton (H+) . Bazơ là chất nhận proton.

Axit ↔ Bazơ + H+

- Thí dụ 1:

CH3COOH + H2O ↔ H3O+ + CH3COO-

- Thí dụ 2:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…