X là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH, cho 14,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 18,15 gam muối X. xác định công thức phân tử của X.
Gọi công thức phân tử có dạng: NH2-CnH2n-COOH
Dựa vào sự tăng – giảm khối lượng ta có: a = (18,15 - 14,5)/36,5 = 0,1
MX = 14,5/0,1 = 145 ⇒ n = 6 ⇒ X là: NH2-C6H12-COOH
Chỉ dùng thêm một hoá chất, nêu cách phân biệt các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Cho nước vào từng ống nghiệm đã đựng sẵn mẫu thử
Mẫu thử nào tan trong nước là K2O và CaO
K2O + H2O → 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Mẫu thử không tan là Al2O3 và MgO
Sục khí CO2 vào mẫu thử đã tan trong nước, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là CaCO3, chất ban đầu là CaO
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Mẫu thử không có kết tủa => chất ban đầu là K2O
Cho NaOH dư vào 2 chất rắn không tan trong nước
Chất nào tan ra => chất rắn ban đầu là Al2O3
Al2O3 + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + H2
Chất rắn còn lại không tan là MgO
Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:
a) Liên kết ion.
b) Liên kết cộng hóa trị không cực.
c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
So sánh | Liên kết cộng hóa trị không cực | Liên kết cộng hóa trị có cực | Liên kết ion |
Giống nhau về mục đích | Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e) | ||
Khác nhau về cách hình thành liên kết | Dùng chung e. Cặp e không bị lệch | Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn | Cho và nhận electron |
Thường tạo nên | Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim | Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau | Giữa kim loại và phi kim |
Nhận xét | Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion. |
Cho công thức hóa học của một số chất như sau:
- Brom: Br2
- Nhôm clorua: AlCl3
- Magie oxit: MgO
- Kim loại kẽm: Zn
- Kali nitrat: KNO3
- Natri hidroxit: NaOH
Trong số đó có mấy đơn chất, mấy hơp chất? Trả lời đúng là A, B, C hay D?
A. 3 đơn chất và 3 hợp chất. B. 2 đơn chất và 4 hợp chất.
C. 4 đơn chất và 2 hợp chất. D. 1 đơn chất và 5 hợp chất.
Chọn: B.
Các đơn chất là: Br2; Zn vì chúng do 1 nguyên tố hóa học tạo nên.
Các hợp chất là: MgO, KNO3, AlCl3, NaOH vì chúng do nhiều nguyên tố hóa học tạo nên.
Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng tính khử của các ion halogenua tăng dần theo chiều: F– < Cl– < Br– < I–.
Những phản ứng chứng minh tính khử cửa các ion halogenua tăng theo chiều:
F- < Cl- < Br- < I-.
Ion F- chỉ có thể bị oxi hóa bằng dòng điện.
Ion Cl- bị oxi hóa bởi chất oxi hóa mạnh, ví dụ KMnO4 .
Ion Br- bị oxi hóa bởi Cl2 .
Ion I- bị oxi hóa bởi Br2 .
Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam chất X cần 0,56 lit oxi (đkc), thu được hh khí gồm CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại có khối lượng là 1,6 gam và có tỷ khối hơi đối với hiđro là 20. Tìm CTĐGN của X?
Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại là CO2 (a mol) và N2 (b mol)
Ta có mhỗn hợp khí = mCO2 + mN2 = 44a + 28b = 1,6
d(hh/H2) = (44a + 28b)/ (a + b) = 2.20
a = 0,03 mol; b = 0,01 mol.
- Đặt X là CxHyOzNt
nC = nCO2 = 0,03 mol.
nN = 2 × nN2 = 2 × 0,01 = 0,02 mol.
mH2O = mX + mO2 - mCO2 - mH2O = 1,52 + 0,025 × 32 - 0,03 × 44 - 0,01 × 28 = 0,72 gam.
nH = 2 × nH2O = 2 × 0,72/18 = 0,08 mol.
nH2O = nO trong CO2 + nO trong H2O = 0,03 × 2 + 0,04 - 0,025 × 2 = 0,05 mol.
Ta có x: y: z: t = nC: n :H nO: nN = 0,03: 0,08: 0,05: 0,02 = 3: 8: 5: 2
Vậy CTĐGN là C3H8O5N2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet