Anilin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong số các phát biểu sau về anilin : (1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dic̣h NaOH. (2) Anilin có tính bazơ, dung dic̣h anilin không làm đổ i màu quỳ tím. (3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime. (4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen. Các phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. (2), (3), (4). Đáp án đúng

  • Câu B. (1), (2), (3).

  • Câu C. (1), (2), (4).

  • Câu D. (1), (3), (4).

Giải thích:

Các phát biểu đúng là: - Anilin có tính bazơ, dung dic̣h anilin không làm đổ i màu quỳ tím. - Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime. - Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.


Đáp án:

Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lầ lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

  NaCl K2CO3 Na2SO4 HCl Ba(NO3)2 Kết luận
NaCl            
K2CO3       ↑,↓
Na2SO4        
HCl        
Ba(NO3)2      

Nhận xét:

Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl

Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí và 1 trường hợp kết tủa là K2CO3:

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑ (1)

K2CO3 + Ba(NO3)2 → KNO3+ BaCO3↓ (2)

Dung dịch có 1 tường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓ (3)

Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí là dung dịch HCl (phương trình (1)).

Dung dịch nào có 2 trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2 (phương trình (2) và (3)).

Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học của kim loại Al
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch :

Đáp án:
  • Câu A. Fe2(SO4)3

  • Câu B. CuSO4

  • Câu C. HCl

  • Câu D. MgCl2

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hết 25,2g kim loại R (hoá trị II) trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hoà tan hết 25,2g kim loại R (hoá trị II) trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R.


Đáp án:

nH2 = 0,45 mol

Kim loại R có hoá trị II ⇒ Muối kim loại R là RCl2

PTHH: R + 2HCl → RCl2 + H2

         0,45                          0,45 mol

MR = m/n = 25,2/0,45 = 56

Vậy kim loại R là Fe

 

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử? b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử?

b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử?


Đáp án:

a.

Phân tử saccarozo gồm một α-glucozo liên kết với một gốc β-fructozo ở C1 của gốc thức nhất và C2 của gốc thức hai qua nguyên tử oxi. Saccarozo không có tính khử vì không có dạng mạch hở, hay không có nhóm chức –CH=O

b.  

Phân tử mantozo gồm hai gốc α-glucozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, một gốc ở C1 và một gốc ở C4. Gốc glucozo thức hai có nhóm OH tự do, nên trong dung dịch gốc này có thể mở vòng tạo ra nhóm –CH=O, tương tự glucozo. Mantozo có tính khử.

Xem đáp án và giải thích
Trong tự nhiên hidro chủ yếu tồn tại 2 đồng vị 11H và 12H (còn gọi là đơteri, kí hiệu là D). Nước tự nhiên tồn tại dạng nước bán nặng (HOD) và nước thường (H2O). Để tách được 1 gam nước bán nặng cần lấy bao nhiêu gam nước tự nhiên? Cho biết nguyên tử khối của oxi là 16, nguyên tử khối của hidro là 1,008.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Trong tự nhiên hidro chủ yếu tồn tại 2 đồng vị 11H và 12H (còn gọi là đơteri, kí hiệu là D). Nước tự nhiên tồn tại dạng nước bán nặng (HOD) và nước thường (H2O). Để tách được 1 gam nước bán nặng cần lấy bao nhiêu gam nước tự nhiên? Cho biết nguyên tử khối của oxi là 16, nguyên tử khối của hidro là 1,008.


Đáp án:

Gọi x là hàm lượng % về số nguyên tử 11H, vậy hàm lượng % về số nguyên tử của 12H là (100 – x).

Tính ra x = 99,2%

Vậy cứ 1000 phân tử nước tự nhiên thì có 992 phân tử nước thường và 8 phân tử nước bán nặng.

Ta có MDOH = 19.

Vậy 1 gam nước bán nặng có 1/19 = 5,26.10-2 (mol).

Để tách được 5,26.10-2 mol nước bán nặng cần số mol nước tự nhiên là:

5,26. 10-2. 1000/8 = 6,58 (mol)

Mnước tự nhiên = 1,008.2 + 16 = 18,016.

Khối lượng nước cần dùng là: 6,58.18,016 = 118,55 (gam).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…