Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử H2O, NH3 nhờ sự lai hóa sp các AO hóa trị của các nguyên tử O và N. Hãy mô tả hình dạng của các phân tử đó.
∗ Phân tử H2O:
- Một obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử O lai hóa với nhau tạo nên 4 obitan lai hóa sp3 giống hệt nhau, hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Trên 2 obitan lai hóa có electron độc thân; còn trên hai obitan lai hóa khác có cặp electron ghép đôi.
- Hai electron lai hóa chứa electron độc thân xen phủ với obitan ls chứa electron độc thân của hai nguyên tử hiđro, tạo nên hai liên kết σ.
- Phân tử H2O Có dạng góc.
∗ Phân tử NH3:
- 1 obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử N lai hóa với nhau tạo nên 4 obitan lai hóa sp3 giống hệt nhau, hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Trên 3 obitan lai hóa có electron độc thân. Trên obitan lai hóa còn lại có cặp electron ghép đôi.
- 3 obitan lai hóa chứa electron độc thân xen phủ với 3 obitan ls chứa electron độc thân của 3 nguyên tử hiđro, tạo nên 3 liên kết σ.
- Phân tử NH3 có dạng hình chóp tam giác.
Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.
Số electron thuộc lớp ngoài của nguyên tử các nguyên tố Li: 1e, Be : 2e, B: 3e, C: 4e, N: 5e, O: 6e, F: 7e, Ne: 8e.
Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 96o? Biết rằng hiệu hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và cồn 96o có khối lượng riêng D = 0,807 g/ml
Ta có: m(C6H10O5)n = (10.80)/100 = 8(kg) = 8000(gam)
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (1)
162n g 180n g
⇒ m(C6H10O5)n = 8000. (180n/162n) (gam)
C6H12O6 -lên men, (30-32oC), enzim→ 2C2H5OH + 2CO2 (2)
8000. (180n/162n)
mC2H5OH = 8000. 180. [92/(180.162)] = 4543,2(g)
Vì hiệu suất quá trình lên men đạt 80% nên:
mC2H5OH thực tế = 4543,2. (80/100) = 3634,56(gam)
VC2H5OH nguyên chất = 3634,56/0,807 = 4503,5 (ml)
Vdd C2H5OH 96o = 4503,80. (100/96) = 4691,5 (ml) = 4,7(lít)
Cho 10,5g hỗn hợp hai kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
nH2 = 0,1 mol
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2
Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng
b) Chất rắn còn lại là Cu
Theo pt nZn = nH2 = 0,1 mol ⇒ mZn = 65.0,1 = 6,5g
Khối lượng chất rắn còn lại: mCu = 10,5 – 6,5 = 4g.
Trong đời sống hàng ngày những quá trình sinh ra khí CO2 và quá trình nào làm giảm khí O2?
- Trong đời sống hang ngày những quá trình sinh khí CO2.
+ Người và động vật trong quá trình hô hấp O2 thải ra CO2.
+ Đốt nhiên liệu, nạn cháy rừng,…
- Những quá trình làm giảm khí CO2 và sinh ra khi O2: Cây cối ban ngày hấp thụ khí CO2 và sau khi đồng hóa, cây nhả ra O2.
Câu A. 4
Câu B. 1
Câu C. 2
Câu D. 3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB