Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau: - Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. - Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong nồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất). - Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất. (b) Ở bước 2, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn đi, phản ứng mới thực hiện được. (c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên. (d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:

- Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong nồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất).

- Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.

(b) Ở bước 2, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn đi, phản ứng mới thực hiện được.

(c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.

(d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

(a) Sai vì sau bước 1, thu được hỗn hợp phân lớp do dầu lạc không tan trong dung dịch NaOH

(d) Sai vì mục đích của việc thêm nước để phản ứng thủy phân xảy ra.

Số phát biểu đúng là 2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng toán kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 7,36

  • Câu B. 8,61

  • Câu C. 9,15

  • Câu D. 10,23

Xem đáp án và giải thích
Cho 300ml một dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc. a) Tính khối lượng chất kết tủa thu được. b) Tính nồng độ mol chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được không thay đổi đáng kể
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 300ml một dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc.

a) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

b) Tính nồng độ mol chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được không thay đổi đáng kể


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Theo pt: nAgNO3 pư = nAgCl = nNaCl = 0,1 mol

b) Vdd = 300 + 200 = 500 ml

nAgNO3 dư = 0,2 – 0, 1 = 0,1 mol; nNaNO3 = nNaCl = 0,1 mol

CM(NaNO3) = CM(AgNO3) = 0,2 mol/l.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Cu, Ag trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch B chứa hỗn hợp 7,06g muối và 0,05 mol NO2 (duy nhất).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Cu, Ag trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch B chứa hỗn hợp 7,06g muối và 0,05 mol NO2 (duy nhất). Tìm m?


Đáp án:

   0,05 mol NO2 đã nhận 0,05 mol e

    ⇒ số mol điện tích (+) tạo ra là 0,05 mol ⇒ Số mol NO3- là 0,05 mol

   m = mmuối - mNO3- = 7,06 - 0,05.62 = 3,96g

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn?


Đáp án:

Phản ứng cháy của than và củi là phản ứng của chất rắn (than, củi) với chất khí (oxi trong không khí) là phản ứng dị thể. Nên để tăng tốc độ phản ứng cần tăng diện tích bề mặt. Để tăng khả năng cháy của than và củi người ta tăng diện tích bề mặt của than và củi, khi muốn thanh củi cháy chậm lại người ta dùng thanh củi to để giảm diện tích bề mặt.

Xem đáp án và giải thích
Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau: a) fomanđehit b) benzanđehit c) axeton d) 2-metylbutanal e) but -2-en-1-al g) axetophenon h) Etyl vinyl xeton i) 3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau:

a) fomanđehit

b) benzanđehit

c) axeton

d) 2-metylbutanal

e) but -2-en-1-al

g) axetophenon

h) Etyl vinyl xeton

i) 3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế)


Đáp án:

Tên gọi Công thức cấu tạo
fomanđehit HCHO
benzanđehit C6H5-CHO
axeton CH3-CO-CH3
2-metylbutanal CH3 CH2 CH(CH3 )CHO
but -2-en-1-al CH3-CH=CH-CH=O
axetophenon CH3-CO-C6H5
Etyl vinyl xeton CH3 CH2-CO-CH=CH2
3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế) C6H5-CH=CH-CHO

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…