Chất điện li mạnh có độ điện li
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất điện li mạnh có độ điện li


Đáp án:
  • Câu A. α = 0.

  • Câu B. α = 1. Đáp án đúng

  • Câu C. α < 1.

  • Câu D. 0 < α < 1.

Giải thích:

Chọn B.

Chất điện li mạnh có độ điện li α = 1.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất ?

Đáp án:
  • Câu A. Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH.

  • Câu B. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3

  • Câu C. Cho Na vào dung dịch FeCl2.

  • Câu D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định nồng độ phần trăm và nồng độ ml của mẫu dung dịch CuSO4 có sẵn trong phòng thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định nồng độ phần trăm và nồng độ ml của mẫu dung dịch CuSO4 có sẵn trong phòng thí nghiệm.


Đáp án:

* Phương pháp xác định nồng độ phần trăm dung dịch CuSO4

- Cân một lượng dung dịch CuSO4 xác định.

- Cô cạn dung dịch cho đến khi thu được chất rắn màu trắng đó là CuSO4. Sau đó đem cân lượng muối sau khi cô cạn này ta được số liệu là mct.

- Áp dụng công thức: C% = mct/mdd . 100% ta sẽ tính C% của dung dịch CuSO4.

* Phương pháp xác định nồng độ mol của dung dịch CuSO4:

- Đong 1 thể tích dung dịch CuSO4 xác định, đem cân lượng dung dịch đó.

- Sau đó dùng công thức n = m/M để tính số mol của CuSO4.

- Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 bằng công thức: CM = n/V

Xem đáp án và giải thích
Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.


Đáp án:

Gọi kim loại là A, khối lượng ban đầu là 1(gam), lượng kim loại A tham gia phản ứng là x(mol)

A + Pb(NO3)2 → A(NO3)2 + Pb (1)

Theo (1) :

1 mol A (A gam) → 1 mol Pb (207 gam) khối lượng tăng (207-A) gam

⇒ x mol A phản ứng → khối lượng tăng (207-A).x gam

% khối lượng tăng = (207-A).x/1 . 100% = 19% (*)

A + Cu(NO3)2 → A(NO3)2 + Cu (2)

Theo (2):

1 mol A (A gam) → 1 mol Cu (64 gam) khối lượng giảm (A - 64)gam

⇒ x mol A phản ứng → khối lượng giảm (A - 64).x gam

% khối lượng giảm =  (A - 64).x/1 . 100% = 9,6% (**)

Từ (*) và (**) => [207 - A]/[A - 64] = 19/9,6 => A = 112. Vậy A là Cd.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phản ứng hóa học dưới đây, có bao nhiêu phản ứng tạo ra chất khí? Ba(OH)2 + KHCO3 ----> ; H2O + CO2 -----> ; H2O + Na + FeCl3 ----> ; O2 + Fe(OH)2 ----> ; Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ----> ; FeCl2 + NaOH ----> ; Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 ----> ; H2O + NH3 + CuSO4 ----> ; HNO3 + NH3 ----> ; Al2O3 + Ca(OH)2 ---->

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Vận dụng tính chất hóa học của amin để giải quyết tình huống thực tế
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với ?


Đáp án:
  • Câu A. nước muối.

  • Câu B. nước.

  • Câu C. giấm ăn.

  • Câu D. cồn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…