Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:
a) Những chất tạo nên từ hai ... trở lên được gọi là ...
b) Những chất có ... gồm những nguyên tử cùng loại ... được gọi là ...
c) ... là những chất tạo nên từ một ...
d) ... là những chất có ... gồm những nguyên tử khác loại ...
e) Hầu hết các ... có phân tử là hạt hợp thành, còn ... là hạt hợp thành của ... kim loại.
a) Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên được gọi là hợp chất.
b) Những chất có phân tử gồm những nguyên tử cùng loại liên kết với nhau được gọi là đơn chất.
c) Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
d) Hợp chất là những chất có phân tử gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau.
e) Hầu hết các chất có phân tử là hạt hợp thành, còn nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
Xà phòng hóa hoàn toàn 11,1g hỗn hợp 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M. Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu là:
Câu A. 200 ml
Câu B. 150 ml
Câu C. 100 ml
Câu D. 300 ml
Tìm những hợp chất trong đó nguyên tố cacbon có các số oxi hóa -4; +2 và +4
Hợp chất trong đó nguyên tố cacbon có các số oxi hóa -4 là CH4 ; +2: CO và +4: CO2.
Cho 8 g hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng vừa đủ với 1 lít dung địch HC1 0,5M. Xác định kim loại kiềm thổ.
Gọi kim loại kiềm thổ là X (có khối lượng mol là M), oxit của nó là XO.
X + 2HCl → XCl2 + H2 (1)
XO + 2HCl → XCl2 + H2O (2)
Gọi x, y là số mol của kim loại kiềm thổ và oxit của nó. Số mol HCl tham gia phản ứng (1) và (2) là 0,5 mol.
Ta có hệ pt: Mx+ (M+16y) = 8
2x+2y = 0,5
Giải hệ phương trình ta được :
Biết 0 < x < 0,25, ta có : 0 < (< 0,25
⟹ 0 < M - 16 < 16 => 16 < M < 32
Vậy kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối bằng 24, đó là Mg.
Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng khí sau :
Hãy phân biệt mỗi lọ đựng khí trên bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học (nếu có).
- Dùng tàn đóm để nhận ra khí oxi
- Dùng giấy tẩm để nhận ra do tạo thành kết tủa đen :
- Dùng giấy màu ẩm để nhận biết khí clo do bị mất màu.
- Lọ còn lại là khí nitơ.
Hãy cho biết sự biến đổi về tính axit-bazơ của các oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố trong một chu kì và theo một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet