Câu A. Thạch cao khan (CaSO4.H2O) được dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.
Câu B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng hợp chất. Đáp án đúng
Câu C. Sắt là kim loại nặng, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.
Câu D. Phèn chua có công thức là NaAl(SO4)2.12H2O được dùng để làm trong nước đục.
Chọn B. A. Sai, Thạch cao nung có công thức là CaSO4.H2O dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương. B. Đúng, Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất. C. Sai, Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag chứ không phải là Fe. D. Sai, Công thức phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O.
Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi.
a) Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi?
b) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng biết rằng sản phẩn là khí cacbon đioxit.
a) Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi, dùng que lửa châm để nâng nhiệt độ của than, quạt mạnh để thay đổi không khí, thêm đủ khí oxi. Khi than bén cháy là có phản ứng hóa học xảy ra.
b) Phương trình chữ của phản ứng:
Than + oxi to→ Cacbon đioxit.
Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?
Trong bảng tuần hoàn có gần 90 nguyên tố kim loại, chúng nằm ở các vị trí như sau:
- Nhóm IA (trừ hiđro) và nhóm IIA.
- Nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.
Các nhóm B từ IB đến VIIIB.
- Họ lantan và họ actini được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.
Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3 lít dung dịch có pH = 13. Tìm hai kim loại kiềm đó.
pH = 13 ⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ nOH- = 0,3 mol
M (0,3 ) + H2O → M+ + OH- (0,3) + 1/2 H2
⇒ 23(Na) < M = 10,1/0,3 = 33,67 < 39 (K)
Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam kết tủa. Phần thứ hai đun hồi lâu trong môi trường axit (HCl loãng) thu được dung dịch B Dung dịch B phản ứng vừa hết với 40 gam Br2 trong dung dịch. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tìm m?
Lời giải:
Giả sử trong mỗi phần có x mol saccarozo và y mol mantozo
+) Phần 1: nAg = 2 nmantozo ⇒ 2y = 0,1
+) Phần 2: nBr2 = nGlucozo tạo thành = x + 2y ⇒ x + 2y = 40/160
⇒ x = 0,15; y = 0,05
⇒ m/2 = 342.(x + y) = 68,4 ⇒ m = 136,8 (g)
Phải lấy bao nhiêu gam của mỗi chất khí sau để chúng cùng có thể tích khí là 5,6 lit ở đktc:
a) CO2 b) CH4; c) O2 d) N2; e) Cl2.
5,6 lit khí ở đktc có số mol: n = 5,6/22,4 = 0,25(mol)
Để thể tích các khí đều bằng nhau là 5,6l (đktc) thì chúng có khối lượng:
mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,25.44 = 11(g)
mCH4 = nCH4.MCH4 = 0,25.16 = 4(g)
mO2 = nO2.MO2 = 0,25.32 = 8(g)
mN2 = nN2.MN2 = 0,25.28 = 7(g)
mCl2 = nNCl2.MCl2 = 0,25.71 = 17,75(g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet