Khi lên men dung dịch loãng của rượu etylic, người ta được giấm ăn.
a) Từ 10 lít rượu 8o có thể điều chế được bao nhiêu gam axit axetic? Biết hiệu xuất quá trình lên men là 92% và rượu etylic có D = 0,8 g/cm3.
b) Nếu pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 4% thì khối lượng dung dịch giấm thu được là bao nhiêu?
a) Trong 10 lít rượu 80 thì có (10.8)/100 = 0,8 lít
rượu etylic
⇒ m rượu = V.D = 0,8.0,8.1000 = 640 (g)
Phương trình phản ứng lên men rượu:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
nC2H5OH =640/46 mol
Theo pt: nCH3COOH = nC2H5OH = 640/46 mol
Khối lượng của axit: (640.60)/46 = 834,8 (g)
Vì hiệu suất quá trình lên men là 92% nên lượng axit có trong thực tế thu được:
maxit = 834,8. 92% = 768g
b) Khối lượng giấm thu được: (768/4).100% = 19200g
Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2. Trong 1 phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Một ngày nắng trong 11 giờ, diện tích lá xanh là 1 m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu gam?
1cm2 = 10-4 m2
2813kJ = 2813000J cho 1mol C6H12O6
Trong 1 phút ở 10-4 m2 lá:
Lượng glucozơ tổng hợp = 2,09.10% = 0,209 J
Trong 660 phútvà 1m2 lá:
⇒ Năng lượng cần = 0,209.660:10-4 = 1379400 J
⇒ nC6H1206 = 1379400: 2813000 = 0,49mol
⇒ mC6H1206 = 0,49.180 = 88,27(g)
Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn:
a) Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó:
- Là kim loại hay phi kim.
- Hóa trị cao nhất đối với oxi.
- Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.
b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).
a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.
Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.
b) Na: 1s22s22p63s1.
Mg: 1s22s22p63s2.
Al: 1s22s22p63s23p1.
- Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.
- Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.
- Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein X Y Z. Triolein, X, Y, Z. Tên của Z là:
Câu A. axit oleic.
Câu B. axit panmitic.
Câu C. axit stearic.
Câu D. axit linoleic.
Giải thích tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.
Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí vì nồng độ oxi trong oxi nguyên chất (100%) lớn hơn rất nhiều lần nồng độ oxi trong không khí (20% theo số mol). Do đó tốc độ phản ứng cháy trong oxi nguyên chất lớn hơn nhiều so với tốc độ phản ứng cháy trong không khí, nên phản ứng cháy của axetilen trong oxi nguyên chất xảy ra nhanh hơn, trong một đơn vị thời gian nhiệt tỏa ra nhiều hơn. Ngoài ra khí axetilen cháy trong không khí, một phần nhiệt lượng tỏa ra bị nitơ không khí hấp thụ làm nhiệt độ ngọn lửa giảm bớt.
Trộn hai dung dịch A với dung dịch B được dung dịch NaCl. Hãy cho biết 3 cặp dung dịch A, B thoả mãn điều kiện trên. Minh hoạ cho câu trả lời bằng các phương trình hoá học.
- Dung dịch axit và dung dịch bazơ, thí dụ : HCl và NaOH.
HCl + NaOH → NaCl + H2O
- Dung dịch axit và dung dịch muối, thí dụ : HCl và Na2CO3.
2HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2
- Dung dịch hai muối, thí dụ : CaCl2 và Na2CO3.
CaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + CaCO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB