Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch HNO2 0,10M, biết rằng hằng số phân li axit của HNO2 là Ka = 4,0.10-4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch HNO2 0,10M, biết rằng hằng số phân li axit của HNO2 là Ka = 4,0.10-4.


Đáp án:

Xét 1 lít dung dịch HNO2

                                HNO2             <---> H+                 +                NO2-

Trước điện li:               0,1                          0                                       0

Điện li:                         x                             x                                       x

Sau điện li:                0,1 - x                       x                                        x

Ta có:              K = ([H+].[NO2-]) : [HNO2] = 4,0.10-4

=> (x.x)/(0,1 - x) = 4,0.10-4

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.4.10-4 = 40.10-6 ⇒ x = 6,32.10-3.

⇒ [H+] = 6,32.10-3 mol/ lít

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ. b) viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ.    

b) Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.


Đáp án:

a)

– Trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).

- Hệ số trùng hợp là số mắt xích monomer hợp thành phân tử polime. Polime là một hỗn hợp các phân tử với hệ số polime hóa không hoàn toàn như nhau. Vì vậy người ta chỉ khối lượng phân tử trung bình của polime và dùng hệ số polime hóa trung bình.

b)

Monomer: CH2=C(CH3 )2

Mắt xích: -CH2-C(CH3 )2-

M = 15000.56 = 840000 đvC.

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là bao nhiêu?


Đáp án:

  Áp dụng tăng giảm khối lượng, ta thấy 1 O được thay thế bởi 1 nhóm SO4:

        Fe2O3 → Fe2(SO4)3

        MgO → MgSO4

        ZnO → ZnSO4

⇒ 1 mol oxit tăng 96-16 = 80 g

⇒ Khối lượng muối sau phản ứng là:

mmuối = moxit + nH2SO4 . 80 =2,81 + 0,1.0,5.80 = 6,81 g

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là:


Đáp án:
  • Câu A. Đồng

  • Câu B. Bạc

  • Câu C. Sắt

  • Câu D. Sắt tây

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng phản ứng H2 + I2 ⇆ 2HI (ΔH < 0) được thiết lập ở toC khi nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là [H2] = 0,8 mol/l; [I2] = 0,6 mol/l ; [HI] = 0,96 mol/l. Hằng số K có giá trị là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng phản ứng H2 + I2 ⇆ 2HI (ΔH < 0) được thiết lập ở toC khi nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là [H2] = 0,8 mol/l; [I2] = 0,6 mol/l ; [HI] = 0,96 mol/l. Hằng số K có giá trị là


Đáp án:

K = [HI]2/[H2].[I2] = 1,92

Xem đáp án và giải thích
Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?


Đáp án:
  • Câu A. CaCO3 + H2O + CO3 -> Ca(HCO3)2

  • Câu B. P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4

  • Câu C. 2SO2 + O2 -> 2SO3

  • Câu D. BaO + H2O -> Ba(OH)2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…