Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ), người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Xác định công thức của gluxit trên.
Qua công thức glucozơ: C6H12O6 và saccarozơ C12H22O11 ta nhận thấy nH = 2nO nên ta đặt công thức của gluxit là CnH2mOm.
Phản ứng đốt cháy: CnH2mOm + nO2 -t0-> nCO2 + mH2O
1 n m
Thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88 ⇒ tỉ lệ số mol H2O và CO2 là:
nH2O:nCO2 = m/n = 33/18 : 88/44 = 11/16 : 2 = 11/12
⇒ Chọn n = 12, m = 11
Công thức phù hợp là C12H22O11.
Nêu hiện tượng của phản ứng khi đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi?
- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit SO2 (còn gọi là khí sunfurơ).
- Phương trình hóa học: S + O2 --t0--> SO2
X,Y là 2 peptit mạch hở đều được tạo bởi các amino axit no, 1 nhóm -NH2(MX<MY). Đun nóng hỗn hợp A chứa X,Y bằng lượng NaOH vừa đủ, thu được 25,99 gam hỗn hợp 3 muối (trong đó muối Natri của axit glutamic chiếm 51,44% về thành phần khối lượng) và 0,12 mol H2O. Biết tổng số liên kết peptit trong X,Y là 6. Phần trăm khối lượng Y trong hỗn hợp A?
Glu-Na = 0,07 mol; CnH2nO2 = 12,62 gam, số mol peptit = 0,12 - 0,07 = 0,05 mol
0,05. (MA + MB + 44) = 12,62 => MA + MB = 208,4 => không tìm được A, B
=> GluAaBb (0,03), Glu2AcBd (0,02) (a, b, c, d là các số nguyên dương; a + b + c + d = 5)
a + b = 2 => c + d = 2
=> GluAB (0,03 mol); Glu2AB2 (0,02 mol)
0,05MA + 0,07MB = 12,62 - 0,12.22 = 9,98 => MA = 75, MB = 89
=> %Y = 0,02.475.100: (0,02.475 + 0,03.275) = 53,521
a + b = 3; c + d = 2
=> GluAB2(0,03 mol); Glu2AB (0,02 mol)
0,05MA + 0,07MB = 12,62 - 0,12.22 = 9,98 => MA = 75; MB = 89
=> %Y = 0,02.475.100:(0,02.475+0,03.275) = 53,521
Câu A. Đun nóng nước cứng tạm thời thấy khí không màu thoát ra.
Câu B. Cho CrO3 vào lượng dư dung dịch NaOH thu được dung dịch có chứa hai muối.
Câu C. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và tính ánh kim.
Câu D. Cu có thể tan trong dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl
Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch HCl 3M.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 có nồng độ 20 % để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
VHCl = 100ml = 0,1 lít ⇒ nHCl = CM . V = 0,1 . 3 = 0,3 mol
Đặt x và y là số mol CuO và ZnO trong hỗn hợp.
a) Phương trình hóa học xảy ra:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1)
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O (2)
b) Tình thành phần hỗn hợp, dựa vào phương trình hóa học (1), (2) và dữ kiện đề bài cho ta có hệ phương trình đại số:
Theo phương trình: nHCl (1) = 2. nCuO = 2.x mol; nHCl (2) = 2. nZnO = 2y mol
⇒ nHCl = 2x + 2y = 0,3 (∗)
Ta có: mCuO = (64 + 16).x = 80x ; mZnO = (65 + 16).y = 81y
⇒mhh = 80x + 81y = 12,1. (∗∗)
Từ (∗) và (∗∗) ta có hệ phương trình: 2x + 2y = 0,3 & 80x + 81y = 12,1
Giải hệ phương trình trên ta có: x = 0,05; y= 0,1.
⇒ nCuO = 0,05 mol, nZnO = 0,1 mol
mCuO = 80 . 0,05 = 4 g
%mCuO = (4.100%)/12,1 = 33%
=> %mZnO = 67%
c) Khối lượng H2SO4 cần dùng:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O (3)
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O (4)
Dựa vào phương trình (3) và (4), ta có:
Theo pt (3) nH2SO4 = nCuO = 0,05 mol
Theo pt (4) nH2SO4 = nZnO = 0,1 mol
⇒ mH2SO4 = 98. (0,05 + 0,1) = 14,7g.
Khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần dùng: m = (14,7.100)/20 = 73,5g
Trong 0,5 mol khí oxi có bao nhiêu nguyên tử oxi ?
Số phân tử O2 có trong 0,5 mol khí oxi là:
A = n.N = 0,5.6.1023 = 3.1023 (phân tử)
→ Số nguyên tử oxi có trong 0,5 mol khí là 2.3.1023 = 6.1023 nguyên tử.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet