Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?


Đáp án:

Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O

(đen)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.


Đáp án:

Kim loại + HCl → muối + H2

Ta có: mdung dịch tăng = mkim loại – mkhí thoát ra

⇒ mH2 = 7,8 - 7 = 0,8 (gam) ⇒ nH2 = 0,4 (mol)

Áp dụng bảo toàn nguyên tử H: nHCl = 2.nH2 = 0,8 (mol).

Xem đáp án và giải thích
Tại sao Al khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh, giải phóng khí H2 ? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao Al khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh, giải phóng khí H2 ? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.



Đáp án:

Al khử H2O rất khó khăn, không thu được khí H2 vì Al phản ứng với nước tạo ra màng bảo vệ là Al(OH)3, nó ngăn không cho Al tiếp xúc với nước. Trong dung dịch kiềm mạnh (NaOH, KOH,...) màng bảo vệ Al(OH)3 sinh ra liền bị phá huỷ, do đó Al khử H2O dễ dàng, giải phóng khí H2.

2Al + 6H2O→ 2Al(OH)3+ 3H2                   (1)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 +2H2O         (2)

Hai phản ứng trên xảy ra luân phiên nhau, cho tới khi Al bị oxi hoá hết. Ở đây, kiềm giữ vai trò hoà tan màng bảo vệ Al(OH)3, tạo điều kiện cho Al khử H2O dễ dàng.




Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?


Đáp án:

    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl

    4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)

=>  Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ

Xem đáp án và giải thích
Natri là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Natri là gì?


Đáp án:

- Natri là nguyên tố phổ biến nhất thứ 6 trong vỏ Trái Đất, và có mặt trong nhiều loại khoáng vật như felspat, sodalit và đá muối.

- Kí hiệu: Na

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s1 hay [Ne]3s1

- Số hiệu nguyên tử: 11

- Khối lượng nguyên tử: 23 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: 11

+ Nhóm: IA

+ Chu kì: 3

- Đồng vị: 22Na, 23Na.

- Độ âm điện: 0,93.

Xem đáp án và giải thích
Trong phản ứng: NO2 + H2O → HNO3 + NO, nguyên tố nitơ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phản ứng: NO2 + H2O → HNO3 + NO, nguyên tố nitơ đóng vai trò là chất gì?


Đáp án:

Trong phản ứng: NO2 + H2O → HNO3 + NO, nguyên tố nitơ vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…