Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Mg và 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa và có một khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở cùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn F thu được chất rắn Q. Nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165g chất rắn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X và nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 trong Y lần lượt là
Giải
Ta có Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,03 mol
X gồm Mg (a), Fe (b) và FeCO3 (0,03)
mX = 24a + 56b + 0,03.116 = 4,4
3,8 gam rắn gồm MgO, Fe2O3 nên ta có:
mrắn = 40a + 160(b + 0,03)/2 = 3,8
→ a = 0,015; b = 0,01
→ Mg (8,18%); Fe (12,73%) và FeCO3 (79,09%)
nKOH = 0,16. Nếu KOH hết thì nKNO2 = 0,16 mol
→ mKNO2 = 13,6g > 13,165g: Vô lý, suy ra KOH còn dư.
→ Chất rắn gồm KNO2 (x) và KOH dư (y)
→ 85x + 56y = 13,165 và x + y = 0,16 => x = 0,145; y = 0,015
Ta có: 2x + 3(y + 0,03) = 0,15 > x = 0,145 mol nên Y chứa Fe2+ => HNO3 hết
Y chứa Mg2+ (0,015 mol), Fe2+, Fe3+ (tổng 0,04 mol) và NO3- (0,145 mol)
nHNO3 = (20.56,7%)/63 = 0,18 mol
→ nH2O= 0,09 mol
Bảo toàn khối lượng → mZ = 2,53g
→ mddY = mX + mddHNO3 - mZ = 21,87g
→ C%Mg(NO3)2 = 10,15%
Theo tính toán, năm 2000 cả nước ta tiêu thụ nhiên liệu tương được 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 113700 tấn khí CO2. Trong một ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ và lượng khí CO2 thải vào môi trường là bao nhiêu?
Năm 2000 có 366 ngày.
Vậy trong một ngày, lượng nhiên liệu tiêu thụ tương đương với khối lượng dầu và lượng khí CO2 thải vào môi trường là:
Ta có: 1,5 : 366 = 0,004 tấn dầu
113700 : 366 = 311 tấn CO2
Hòa tan m (g) hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1 : 2 vào nước dư thu được 4,48 (l) khí (đktc). Gíá trị của m là:
Câu A. 7,3
Câu B. 5,84
Câu C. 6,15
Câu D. 3,65
Trình bày hiện tượng và viết các phương trình hóa học của 3 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1
- Có bọt khí thoát ra từ mặt viên kẽm, mảnh kẽm tan dần.
- Đốt khí thoát ra từ đầu ống thí nghiệm, khí cháy trong không khí với ngọn lửa xanh mờ (khí H2)
Phương trình hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
2H2 + O2 → 2H2O.
Thí nghiệm 2
- Khí hiđro sinh ra theo ống dẫn khí vào đẩy không khí,đẩy nước ra và chiếm chỗ trong lọ.
- Đưa lọ đựng khí hiđro lại gần ngọn lửa đèn cồn: nếu hiđro tinh khiết chỉ nghe tiếng nổ nhỏ.
Thí nghiệm 3
- CuO từ màu đen chuyển dần thành màu đỏ (đồng kim loại) đồng thời có hơi nước thoát ra.
- Phương trình hóa học:
CuO + H2 → Cu + H2O.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp m lần lượt là gì?
nH2O- nCO2 = nX – nY; ⇒ nX = nY ⇒ %nX = %nY =50%
Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2
Số mol O2 là nO2 = 1,5 mol
Số mol Na2Cr2O7 nNa2Cr2O7 = 2/3nO2 = 1mol
Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet