Biết rằng chất natri hidroxit NaOH tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chất natri sunfat Na2SO4 và nước. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số phân tử NaOH lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng chất natri hidroxit NaOH tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chất natri sunfat Na2SO4 và nước.

   a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

   b) Cho biết tỉ lệ số phân tử NaOH lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

   b) Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 1 phân tử Na2SO4

   Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng với 1 phân tử H2SO4.

   Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 2 phân tử H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thuốc thử đặc trưng cho anion SO42− là dung dịch BaCl2 nhưng tại sao lại cần nhận biết trong môi trường axit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuốc thử đặc trưng cho anion SO42 là dung dịch BaCl2 nhưng tại sao lại cần nhận biết trong môi trường axit?



Đáp án:

 ( trắng)

Cần môi truờng axít vì một loạt anion như:  cho kết tủa trắng với cation Ba2+, nhưng các kết tủa đó đều tan trong dung dịch HCI hoặc HNO3 loãng, chỉ riêng BaSO4 không tan.




Xem đáp án và giải thích
Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là


Đáp án:

Glixin: H2NCH2COOH => có 2O

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là 2.

Xem đáp án và giải thích
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

a) Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng :

Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng :

- Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.

- Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3 và NaCl

- Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO3. Nếu :

Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì muối ban đầu là Na2CO3.

Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3.

Các phương trình hoá học :

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H20 + CO2 ↑

(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí CO2 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A gồm các chất rắn : NaOH,KOH và CaCO3. Để xác định thành phần định lượng của hỗn hợp trên, người ta thực hiện các thí nghiệm sau : Thí nghiệm 1 : Cho 11,8 g A tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 1,12 lít khí B. Thí nghiệm 2: Cho 11,8 g A tác dụng với lượng dư dung dịch (NH4)3PO4 đun nóng nhẹ thì thu được 3,36 lít khí C. a) Hãy viết các phương trình hóa học. Xác định B và C. b) Tính khối lượng các chất hỗn hợp A. Biết các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm các chất rắn : .

Để xác định thành phần định lượng của hỗn hợp trên, người ta thực hiện các thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1 : Cho 11,8 g A tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 1,12 lít khí B.

Thí nghiệm 2: Cho 11,8 g A tác dụng với lượng dư dung dịch  đun nóng nhẹ thì thu được 3,36 lít khí C.

a) Hãy viết các phương trình hóa học. Xác định B và C.

b) Tính khối lượng các chất hỗn hợp A.

Biết các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn





Đáp án:

Khí B là 

Dựa vào số liệu thực nghiệm ở thí nghiệm 1, ta tính được số mol  là 0,05 mol và khối lượng là 5 g. Suy ra số gam NaOH và KOH là 6,8 g.

Dựa vào số liệu thực nghiệm ở thí nghiệm 2, đặt x là số mol NaOH, y là số mol KOH. Lập hệ phương trình theo x, y ta tính được :

-Số mol NaOH là 0,1 mol, khối lượng NaOH là 4 g.

-Số mol KOH là 0,05 mol, khối lượng là 2,8 g




Xem đáp án và giải thích
Peptit X và peptit Y đều mạch hở được cấu tạo từ các α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH; Z là trieste của glixerol và 2 axit thuộc dãy đổng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp E (gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 5), thu được 3,92 mol CO2 , 2,92 mol H2O và 0,24 mol N2 . Nếu cho 21,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit X và peptit Y đều mạch hở được cấu tạo từ các α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH; Z là trieste của glixerol và 2 axit thuộc dãy đổng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp E (gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 5), thu được 3,92 mol CO2 , 2,92 mol H2O và 0,24 mol N2 . Nếu cho 21,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m


Đáp án:

Theo đề bài nX =0,04 mol; nY =0,08 mol; nZ =0,2 mol.
Quy đổi E thành: C2H3ON: a mol
CH2 : b mol
H2O: 0,12 mol
NH: c mol
(CH2 =CHCOO)3C3H5 : 0,2 mol
Bào toàn N: a + c = 0,48 (I)
Bảo toàn C: 2a + b + 2,4 = 3,92 =>2a + b = 1,52 (II)
Bảo toàn H: 3a + 2b + 0,24 + c + 2,8 = 5,84 => 3a + 2b + c = 2,8 (III)
Giải hệ pt => a=0,36mol; b=0,8mol; c=0,12mol.
=> m E =86,48 gam => Khối lượng muối = 104,32 gam
Tỉ lệ => Khối lượng muối ứng với 21,62 gam E là 26,08 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…