Trong 0,25 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 0,25 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?


Đáp án:

Số nguyên tử sắt có trong 0,25 mol nguyên tử sắt là:

A = n.N = 0,25.6.1023 = 1,5.1023 nguyên tử

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những khí sau: N2 , O2 ,Cl2 , CO , SO2. Hãy cho biết: a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđro và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần? b) Những khí nào nặng hơn hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những khí sau: N2 , O2 ,Cl2 , CO , SO2.

Hãy cho biết:

a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđro và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần?

b) Những khí nào nặng hơn hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần?


Đáp án:

a) Nhận xét: Trong số các khí thì khí hiđro là nhẹ nhất MH2 = 2g/mol vì vậy tất cả các khí đều nặng hơn khí hiđro. Ta có:

    dN2/H2 = 28 : 2 = 14 lần.

    dO2/H2 = 32 : 2 = 16 lần.

    dCl2/H2 = 71 : 2 = 35,5 lần.

    dCO/H2 = 28 : 2 = 14 lần.

    dSO2/H2 = 64 : 2 = 32 lần.

b) dN2/kk = 28/29 ≈ 0,966 (Nitơ nhẹ hơn không khí và bằng 0,965 lần không khí)

    dO2/kk = 32/29 ≈ 1,103 (Oxi nặng hơn không khí 1,103 lần)

    dCl2/kk = 71/29 ≈ 2,448 (clo nặng hơn không khí 2,448 lần)

    dCO/kk = 28/29 ≈ 0,966 (CO nhẹ hơn không khí và bằng 0,965 lần không khí)

    dSO2/kk = 64/29 ≈ 2, 207 (SO2 nặng hơn không khí 2,207 lần)

Xem đáp án và giải thích
Tính nồng độ H+, OH- và pH của dung dịch HCl 0,10 M và dung dịch NaOH 0,010 M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ H+, OH- và pH của dung dịch HCl 0,10 M và dung dịch NaOH 0,010 M.


Đáp án:

Dung dịch HCl 0,1M: HCl → H+ + Cl-
                                 0,1M 0,1M

⇒ [H+] = 0,1M ⇒ [OH-] = 10-14/0,1 = 10-13M ⇒ pH = -lg 0,1 = 1

Dung dịch NaOH: NaOH → Na+ + OH-

0,01M               0,01M

⇒ [OH-] = 0,01M ⇒ [H+] = 10-14/0,01 = 10-12M ⇒ pH = – lg 10-12 = 12

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?


Đáp án:

- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí

   + Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi

   + Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.

- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro

Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng

   + Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2

H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

   + Nếu không hiện tượng → không khí.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B. a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng. b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A. c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu chuẩn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng.

b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A.

c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu chuẩn.


Đáp án:

a)

Số mol Al: 2,97/27 = 0,11 mol; số mol S: 4,08/32 = 0,1275 mol

                                           2Al   +  3S     --t0--> Al2S3

Trước pu:                            0,11       0,1275             0

Phản ứng:                           0,085       0,1275           0,0425

Sau pu:                               0,025          0                   0,0425

                                       2Al dư + 6HCl      --> 2AlCl3  +  3H2

                                         0,025                                            0,0375

                                       Al2S3        + 6HCl        ---> 2AlCl3        +    3H2S

                                        0,0425                                                           0,1275

b)

Hỗn hợp rắn A: Al2S3 0,0425 mol; Al 0,025 mol

mAl dư = 0,025.27 = 0,675 (gam); mAl2S2 = 0,0425.150 = 6,375 (gam)

c)Từ (2) ⇒ nH2= 0,0375 (mol) ⇒ VH2 = 0,0375.22,4 = 0,84 (lít)

Từ (3) ⇒ nH2S = 0,1275 (mol) ⇒ VH2S = 0,1275.22,4=2,856 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị ?


Đáp án:

Cấu hình e của C: 1s22s22p2

C có 4e lớp ngoài, để bền vững các nguyên tố cần có 8e lớp ngoài cùng. Độ âm điện của C là 2,55 ( độ âm điện trung bình) nên C khó cho hoặc nhận e một cách hoàn toàn vì vậy mà chủ yếu C hình thành liên kết với các nguyên tố khác bằng việc dùng chung các e (liên kết cộng hoá trị).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Loading…