Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học 


Đáp án:

Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Do giai đoạn này xảy ra hiện tượng parafin biến đổi có tạo thành chất mới là CO2 và hơi nước.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong công nghiệp, người ta điều chế phân đạm urê bằng cách cho khí amoniac NH3 tác dụng với khí cacbon đioxit CO2 : 2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O Để có thê sản xuất được 6 tấn urê, cần phải dùng a) Bao nhiêu tấn NH3 và CO2 ? b) bao nhiêu m3 khí NH3 và CO2(đktc) ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong công nghiệp, người ta điều chế phân đạm urê bằng cách cho khí amoniac NH3 tác dụng với khí cacbon đioxit CO2 :

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

Để có thê sản xuất được 6 tấn urê, cần phải dùng

a) Bao nhiêu tấn NH3 và CO2 ?

b) bao nhiêu m3 khí NH3 và CO2(đktc) ?


Đáp án:

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

Cứ 2.17 (g) NH3 thì tạo ra 60g ure (CO(NH2)2)

⇒ mNH3 = 6.2.17/60 = 3,4 (tấn)

mCO2 = 6,44/60 = 4,4 tấn

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

nure = m/M = 6000000/60 = 100000 mol

nNH3 = 100000x2/1 = 200000

VNH3 = n.22,4 = 200000x22,4= 4480000 = 4480 (m3)

nCO2 = 100000 mol

VCO2 = 100000 x 22,4 = 2240000l = 2240 (m3)

Xem đáp án và giải thích
Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau: Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau: Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng


Đáp án:

Gọi kim loại là M, khối lượng ban đầu là m(gam), khối lượng kim loại tham gia phản ứng là x(gam)

M + Cd(NO3)2 → M(NO3)2 + Cd (1)

Theo (1):

1 mol M(khối lượng M gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng (112-A)gam

=> x gam A phản ứng → khối lượng tăng [(112-M).x] : M gam

%khối lượng tăng = {[(207-M).x] : M}: m x 100% = 0,47% (*)

M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb (2)

Theo (2)

1 mol M(khối lượng M gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207- M)gam

=> x gam A phản ứng → khối lượng giảm [(207- M).x] : M gam

%khối lượng giảm = giảm {[(207- M).x] : M}: m x 100% = 1,42 % (**)

Từ (*) và (**) => (112 - M):(207- M) = 0,47 : 1,42 => M = 65 (M là Zn)

Xem đáp án và giải thích
Lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 2,24

  • Câu B. 3,36

  • Câu C. 4,48

  • Câu D. 6,72

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO ở nhiệt độ thích hợp. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO ở nhiệt độ thích hợp. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?


Đáp án:

2H2 + O--t0--> 2H2O       (pứ hóa hợp + oxi hóa khử)

4H2 + Fe3O4 --t0--> 4H2O + 3Fe     (pứ thế + oxi hóa khử)

3H2 + Fe2O3 --t0--> 3H2O + 2Fe    (pứ thế + oxi hóa khử)

H2 + PbO --t0--> H2O + Pb         (pứ thế + oxi hóa khử)

Các phản ứng trên đều là phản ứng oxi – hóa khử vì đều có đồng thời sự khử và sự oxi hóa

Xem đáp án và giải thích
Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Xác định công thức cấu tạo của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Xác định công thức cấu tạo của X?


Đáp án:

Y có CTPT C2H3O2Na => CTCT của Y là CH3COONa

Như vậy X là: CH3COOC2H5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…