Hoà tan hết 25,2g kim loại R (hoá trị II) trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R.
nH2 = 0,45 mol
Kim loại R có hoá trị II ⇒ Muối kim loại R là RCl2
PTHH: R + 2HCl → RCl2 + H2
0,45 0,45 mol
MR = m/n = 25,2/0,45 = 56
Vậy kim loại R là Fe
Căn cứ vào tính chất nào mà:
a) Đồng, nhôm được dung làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây?
b) Bạc dùng để tráng gương?
c) Cồn được dùng để đốt?
a) Căn cứ vào tính dẫn điện của đồng và nhôm nên được sử dụng làm dây dẫn điện còn chất dẻo, cao su không dẫn điện nên được dùng làm vỏ dây.
b) Căn cứ vào tính chất bạc có ánh kim và phản xạ tốt nên dùn để tráng gương
c) Căn cứ vào tính chất cồn cháy được, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên cồn được dùng để đốt.
Hãy trình bày sơ lược về chưng cất dầu mỏ dưới áp suất thường (tên phân đoạn, số nguyên tử cacbon trong phân đoạn, ứng dụng của phân đoạn
Khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường có các phân đoạn sau:
Nhiệt độ sôi | Số nguyên tử C trong phân tử | Ứng dụng |
< 180oC |
1-10 Phân đoạn khí và xăng |
Nhiên liệu cho ô tô, xe máy |
170 – 270oC |
10 -16 Phân đoạn dầu hỏa |
Nhiên liệu cho máy bay |
250 – 350oC |
16 – 21 Phân đoạn dầu điezen |
Nhiên liệu điezen cho xe tải, tàu hỏa |
350 – 400oC |
21 – 30 Phân đoạn dầu nhờn |
Chế tạo dầu nhờn, làm nguyên liệu cho crakinh |
400oC |
> 30 Cặn mazut |
Chưng cất dưới áp suất thấp để làm nguyên liệu cho crackinh, dầu nhờn, nhựa đường, parafin. |
Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi nung nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được V lit khí NO (đktc). Tìm V?
Ta có: nA1 = 0,03 (mol)
Các phương trình phản ứng:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu (2)
Gọi số mol Al tham gia phản ứng (1) là x, tham gia phản ứng (2) là y.
Theo (1): nFe = nAl = x (mol)
Theo (2): nCu = 3/2 nAl = 3/2.y (mol)
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (3)
3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (4)
Theo (3): nNO/( 3) = nFe = x (mol).
Theo (4): nNO/(4) = 2/3 .nCu = 2/3 .x. 3/2 .x .y = y(mol)
⇒ nNO = x + y = 0,03 (mol) ⇒ VNO = 0,03 x 22,4 = 0,672 (l)
Hãy nêu những tính chất hoá học giống và khác nhau của bazơ tan (kiềm) và bazơ không tan. Dẫn ra thí dụ, viết phương trình hoá học.
- Giống nhau : Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
- Khác nhau : Bazơ tan (kiềm) có những tính chất như đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit, tác dụng với dung dịch muối.
NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3
Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ.
Cu(OH)2 → CuO + H2O
Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?
Tính chất hóa học của Al và Cr:
* Giống nhau: - Đều phản ứng với phi kim, HCl, H2SO4 (l)
- Đều có màng oxit bảo vệ bền trong không khí và thực tế là không phản ứng với nước
- Đều bị thụ động trong HNO3, H2SO4 (đ, nguội)
* Khác nhau: nhôm chỉ có một trạng thái số oxi hóa là +3 còn crom có nhiều trạng thái số oxi hóa, khi phản ứng với HCl, H2SO4 (l) cho hợp chất Al(III) còn Cr(II)
- Nhôm có tính khử mạnh hơn nên nhôm khử được crom(III)oxit.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB