Hòa tan đường với nước được 250 gam dung dịch đường 10%. Tính khối lượng nước cần để pha chế dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan đường với nước được 250 gam dung dịch đường 10%. Tính khối lượng nước cần để pha chế dung dịch


Đáp án:

Khối lượng đường có trong dung dịch là: mct = 250.10% = 25 gam

Khối lượng nước cần để pha chế là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 250 – 25 = 225 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất lỏng đựng trong các lọ không dán nhãn: etanol, glixerol, nước và benzen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất lỏng đựng trong các lọ không dán nhãn: etanol, glixerol, nước và benzen.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân 37 gam hai este cùng công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140oC , thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng muối trong Z?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 37 gam hai este cùng công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140oC , thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng muối trong Z?


Đáp án:

R1COOR2 + NaOH → R1COONa + R2OH (1)

2R2OH -H2SO4, 140oC→ R2OR2 + H2O (2)

neste = 0,5 mol → nancol = nNaOH = neste = 0,5 mol

→ nH2O = nancol/2 = 0,25 mol → mH2O = 0,25.18 = 4,5 g

BTKL cho PT (2): mancol = meste + mH2O = 14,3 + 4,5 = 18,8g.

BTKL cho PT (1): mmuối (Z) = meste + mNaOH – mancol = 37 + 0,5.40 – 18,8 = 38,2g.

Xem đáp án và giải thích
Xêzi là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xêzi là gì?


Đáp án:

- Xêzi là một kim loại được Robert Bunsen và Gustav Kirchhoff phát hiện nhờ quang phổ năm 1860 trong nước khoáng lấy từ Đức.

- Kí hiệu: Cs

- Cấu hình electron: [Xe] 6s1

- Số hiệu nguyên tử: 55

- Khối lượng nguyên tử: 133 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: số 55

+ Nhóm: IA

+ Chu kì: 6

- Đồng vị: 133Cs, 134Cs, 135Cs, 137Cs.

- Độ âm điện: 0,79

Xem đáp án và giải thích
Giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2, giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2, giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.


Đáp án:

- Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ bỏ ra 3 electron lớp ngoài cùng tạo thành 3 cặp electron chung giữa hai nguyên tử nitơ. Mỗi nguyên tử trong phân tử N2 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử nitơ có 8 electron lớp ngoài cùng.

- Trong phân tử HCl, nguyên tử clo bỏ ra 1 electron lớp ngoài dùng tạo thành 1 cặp electron chung với một nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử HCl đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: nguyên tử hiđro có 2 electron, còn nguyên tử clo có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng chứa một dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chứa 1 muối tan là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…