Hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức phân tử C8H10. Khi tác dụng với brom có mặt bột sắt hoặc không có mặt bột sắt, trong mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom. Tên của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức phân tử . Khi tác dụng với brom có mặt bột sắt hoặc không có mặt bột sắt, trong mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom. Tên của X là



Đáp án:

Theo bài ra, ta có X phải có cấu tạo đối xứng thì mới có thể tạo 1 dẫn xuất mono brom duy nhất => 1,4-đimetylbenzen.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau: a) Liên kết ion. b) Liên kết cộng hóa trị không cực. c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:

a) Liên kết ion.

b) Liên kết cộng hóa trị không cực.

c) Liên kết cộng hóa trị có cực.


Đáp án:

So sánh Liên kết cộng hóa trị không cực Liên kết cộng hóa trị có cực Liên kết ion
Giống nhau về mục đích Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e)
Khác nhau về cách hình thành liên kết Dùng chung e. Cặp e không bị lệch Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn Cho và nhận electron
Thường tạo nên Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau Giữa kim loại và phi kim
Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 15 gam Ag, tính nồng độ của dung dịch glucozơ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 15 gam Ag, tính nồng độ của dung dịch glucozơ


Đáp án:

 Phương trình phản ứng :

    CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

    CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 +3NH3 + H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ +2NH4NO3

    Theo phương trình phản ứng ta thấy:

Nồng độ phần trăm của dung dịch glucozơ là :

    C% = 12,5/250 . 100% = 5%

Xem đáp án và giải thích
Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, cho toàn bộ hỗn hợp khí thu được tác dụng với nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, cho toàn bộ hỗn hợp khí thu được tác dụng với nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là


Đáp án:

n Fe2O3 = 0,2 mol => nCO2 = nO=0,6 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,6 → 0,6 => mCaCO3 = 60 gam

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp bột X gồm Al và Fe2O3. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch NaOH loãng thu được 5,376 lít H2 (đktc). Nếu nung nóng m gam hỗn hợp X để thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm, thu được chắt rắn y. Cho Y phản ứng vừa du với V mi dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M tạo 4,4352 lít H2 (đklc) Giá trị cua V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp bột X gồm Al và Fe2O3. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch NaOH loãng thu được 5,376 lít H2 (đktc). Nếu nung nóng m gam hỗn hợp X để thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm, thu được chắt rắn y. Cho Y phản ứng vừa du với V mi dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M tạo 4,4352 lít H2 (đklc) Giá trị của V là bao nhiêu?


Đáp án:

X phản ứng với NaOH được 5,376 lít H2 (đktc) ⇒ nAl = 0,16 mol

Phản ứng nhiệt nhôm:

                                        2 Al   +   Fe2O3     --->   Al2O3   +    2Fe

Ban đầu:                           0,16          x

Phản ứng:                          2x           x                           x               2x

Sau phản ứng:                 0,16 - 2x    0                          x               2x

Al và Fe phản ứng với hỗn hợp axit tạo khí ⇒ x = 0,042 mol

Từ các phản ứng của Al, Fe2O3, Al2O3, Fe với H+ trong V ml dung dịch hốn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M, tính được V = 450ml

 

Xem đáp án và giải thích
Trộn 200ml dung dịch natri nitrit 3M với 200ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí của khí nitơ sinh ra (đo ở đktc) và nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 200ml dung dịch natri nitrit 3M với 200ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí của khí nitơ sinh ra (đo ở đktc) và nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể.


Đáp án:

nNH4Cl = 2.0,2 = 0,4 mol, nNaNO2 = 0,2.3 = 0,6 mol

                                                NH4             +            NaNO2          --t0-->   N2 kết tủa + NaCl       +  2H2O

Trước pu:                                   0,4                               0,6

Phản ứng:                                  0,4                               0,4                                  0,4               0,4                0,4

Sau pu:                                        0                                 0,2                                  0,4               0,4                0,4

nN2 = nNH4Cl = 0,4 mol

Thể tích N2 sinh ra ở đktc: VN2 = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)

Dung dịch sau phản ứng có thể tích = 0,2 + 0,2 = 0,4 (lít)

nNaCl = nNH4Cl = 0,4 mol

nNaNO2  = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol

Nồng độ mol/lít của các muối: CMNaCl = 0,4/0,4 = 1M; CMNaNO2= 0,2/0,4 = 0,5M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…