Hệ số cân bằng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình hóa học sau: aFeS + bHNO3 → cFe2(SO4)3 + dH2O + eNO + fFe(NO3)3 ; Tổng hệ số cân bằng của các chất sau phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 10

  • Câu B. 12

  • Câu C. 15

  • Câu D. 17 Đáp án đúng

Giải thích:

3FeS + 12HNO3 → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 9NO + Fe(NO3)3 => Tổng hệ số cân bằng sau phản ứng là 17. Vậy đáp án đúng là D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Oxi hóa hoàn toàn 10,8 gam kim loại X trong khí O2 (dư), thu được 20,4 gam oxit kim loại. X là kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa hoàn toàn 10,8 gam kim loại X trong khí O2 (dư), thu được 20,4 gam oxit kim loại. X là kim loại


Đáp án:

Bảo toàn khối lượng: nO2 = (20,4-10,8)/32 = 0,3 mol

Bảo toàn electron: 10,8/M.n = 4.0,3 ⇒ M=9n ⇒ n=3; M=27(Al).

Xem đáp án và giải thích
PVC
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một đoạn mạch PVC có 1000 mắt xích. Khối lượng của đoạn mạch đó là:

Đáp án:
  • Câu A. 12500 đvC

  • Câu B. 62500 đvC

  • Câu C. 25000 đvC

  • Câu D. 62550 đvC

Xem đáp án và giải thích
Atatin (số hiệu nguyên tử bằng 85) cũng ở nhóm VIIA như các halogen. Hãy dự đoán xem atatin có tính oxi hóa mạnh hơn hay yếu hơn so với iot. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Atatin (số hiệu nguyên tử bằng 85) cũng ở nhóm VIIA như các halogen. Hãy dự đoán xem atatin có tính oxi hóa mạnh hơn hay yếu hơn so với iot. Giải thích.


Đáp án:

Theo quy luật chung về tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A: theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng đồng thời tính phi kim giảm, vì vậy atatin có tính oxi hóa yếu hơn iot.

Giải thích: Vì atatin và iot có cùng số electron ngoài cùng nhưng atatin có số lớp electron nhiều hơn iot nên bán kính nguyên tử lớn hơn, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng nhỏ hơn. Vì vậy, tính oxi hóa của atatin yếu hơn iot. Mặc dù điện tích hạt nhân của atatin lớn hơn điện tích hạt nhân của iot nhưng yếu tố quyết định là bán kính nguyên tử.

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng



Đáp án:

Dùng H2O nhận biết CaO.

Dùng dung dịch HCl hoà tan các oxit được dung dịch muối clorua. Dung dịch nào có màu xanh thì oxit ban đầu là CuO. Dung dịch nào không màu tác dụng với NaOH tạo kết tủa keo tan trong NaOH dư thì oxit ban đầu là A12O3. Dung dịch màu lục nhạt tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh chuyển dần-sang màu nâu đỏ thì oxit ban đầu là FeO.

Nhận biết Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 loãng, phản ứng không giải phóng khí là Fe2O3, giải phóng khí hoá nâu trong không khí là Fe3O4.

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑+ 14H2O.

 

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của các nguyên tố nào có giá trị độ âm điện lớn nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của các nguyên tố nào có giá trị độ âm điện lớn nhất?


Đáp án:

Nguyên tử của nguyên tố F có giá trị độ âm điện lớn nhất vì F có tính phi kim mạnh nhất. Người ta quy ước lấy độ âm điện của nó là 3,98 để xác định độ âm điện tương đối của các nguyên tố khác.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…