Hãy viết phương trình hóa học điều chế axit axetic từ: a) Natri axetic và axit sunfuric. b) Rượu etylic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết phương trình hóa học điều chế axit axetic từ:

a) Natri axetic và axit sunfuric.

b) Rượu etylic.


Đáp án:

a) Từ natri axetic và axit sunfuric:

2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4

b) Từ rượu etylic:

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nước tự nhiên có chứa ion nào dưới đây được gọi là nước có tính cứng tạm thời?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nước tự nhiên có chứa ion nào dưới đây được gọi là nước có tính cứng tạm thời?


Đáp án:
  • Câu A. Ca2+, Mg2+, Cl-

  • Câu B. Ca2+, Mg2+, SO42-.

  • Câu C. Cl-, SO42-, HCO3- ,Ca2+.

  • Câu D. HCO3-,Ca2+, Mg2+

Xem đáp án và giải thích
Nitơ có những đặc điểm về tính chất như sau : a) Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên chỉ khi có khả năng tạo hợp chất cộng hóa trị trong đó nitơ có số oxi hóa +5 và -3. b) Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường. c) Nitơ là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao d) Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại mạnh và hiđro. e) Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. Nhóm nào sau đây chỉ gồm các câu đúng ?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nitơ có những đặc điểm về tính chất như sau :

a) Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên chỉ khi có khả năng tạo hợp chất cộng hóa trị trong đó nitơ có số oxi hóa +5 và -3.

b) Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường.

c) Nitơ là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao

d) Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại mạnh và hiđro.

e) Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

Nhóm nào sau đây chỉ gồm các câu đúng ?





Đáp án:
  • Câu A. a,d,e.

  • Câu B. a,c,d

  • Câu C. a,b,c

  • Câu D. b,c,d,e

Xem đáp án và giải thích
Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử. a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn. b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử.

a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn.

b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn

c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?


Đáp án:

a. Sự ăn mòn sắt thép là quá trình ăn mòn điện hóa với anot bị ăn mòn là sắt, catot là cacbon

Tại anot Fe → Fe2+ + 2e

Fe2+→ Fe3+ + e

Tại catot 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Sau đó Fe2+ + 2OH-→ Fe(OH)2

Fe3+ + 32OH- → Fe(OH)3

Fe(OH)2, Fe (OH)3 →Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)

b. Tráng kẽm, thiếc ngoài vật bằng sắt, thép thì kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn do:

- Kẽm là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì kẽm bị ăn mòn trước

- Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn sẳt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì sắt bị ăn mòn trước.

c. Thiếc được dùng nhiều hơn kẽm trong việc sản xuất đồ hộp thực phẩm bởi vì các hợp chất của thiếc an toàn hơn, không gây độc cho con người như hợp chất của kẽm. Tuy nhiên để bảo vệ ông nước, xô, chậu, mái tôn thì kẽm được ưu tiên hơn thiếc vì kẽm bảo vệ sắt chống ăn mòn điện hóa tốt hơn thiếc.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 7,3 gam chất A dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi dư. Thấy có 1,12 lít khí N2 thoát ra, khối lượng bình tăng 27,5 gam và khối lượng kết tủa trong bình là 40 gam. Xác định thành phần trăm của C, H, O, N?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 7,3 gam chất A dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi dư. Thấy có 1,12 lít khí N2 thoát ra, khối lượng bình tăng 27,5 gam và khối lượng kết tủa trong bình là 40 gam. Xác định thành phần trăm của C, H, O, N?


Đáp án:

mCO2 = 0,4.44 = 17,6 gam ⇒ mH2O = 27,5 – 17,6 = 9,9 gam;

%mC= 12.17,6.100%/44.7,3 = 67,7%

%mH = 2.9,9.100/18.7,3 = 15,1%

%mN = 28.1,12.100%/11,4.7,3 = 19,2%

Xem đáp án và giải thích
Chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhận xét nào sau đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

  • Câu B. Chất béo là este của glixerol và các axit béo.

  • Câu C. Hidro hoa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.

  • Câu D. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…