Hãy trình bày phương pháp hóa học để phần biệt 2 anion CO32+ và SO32-.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày phương pháp hóa học để phần biệt 2 anion CO32+ và SO32-.


Đáp án:

Nhỏ dung dịch HCl dư vào dung dịch, thu khí sinh ra:

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

SO32- + 2H+ → SO2 + H2O

+ Dẫn khí sinh ra qua bình đựng dung dịch KMnO4

Dung dịch KMnO4 bị nhạt màu do phản ứng với SO2 ⇒ nhận biết được ion SO32-

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

+ Dẫn khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong, làm đục nước vôi trong ⇒ có khí CO2 ⇒ nhận biết được ion CO32-

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm tỉ lệ
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng

Đáp án:
  • Câu A. 2:1

  • Câu B. 1:1

  • Câu C. 3:1

  • Câu D. 3:2

Xem đáp án và giải thích
Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. a) Xác định nguyên tử khối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.

a) Xác định nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

(Cho biết: các nguyên tố có số hiệu nguyên từ từ 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì)


Đáp án:

a) Gọi tổng số hạt proton, tổng số hạt notron, tổng số hạt electron lần lượt là Z, N, E.

Ta có N + Z + E = 13 vì Z = E nên 2Z + N = 13 (1)

Mặt khác từ nguyên tố số 2 đến nguyên tố 82 trong bảng tuần hoàn thì:

→ Z ≤ N ≤ 1,5Z

Từ (1)

⇒ Z ≤ 13-2Z ≤ 1,5Z

⇒ 3Z ≤ 13 ≤ 3,5Z

⇒ 3,7 ≤ Z ≤ 4,3

Vì Z nguyên dương nên chọn Z = 4, suy ra N = 13 – 4 – 4 = 5. Vậy nguyên tử khối của nguyên tố là 4 + 5 = 9.

b) Z = 4 nên có cấu hình electron : 1s22s2.

Xem đáp án và giải thích
Kim loại tác dụng với phi kim
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trộn 60 gam bột sắt với 30 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V bằng

Đáp án:
  • Câu A. 1l lít

  • Câu B. 22 lít

  • Câu C. 33 lít

  • Câu D. 44 lit

Xem đáp án và giải thích
Các halogen khác nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các halogen khác nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.


Đáp án:

Các halogen khác nhau về khả năng tham gia phản ứng hóa học.

- Từ F đến I tính oxi hóa giảm (tính phi kim giảm dần).

- Giải thích:Vì từ flo đến iot, số lớp electron tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần, do đó khả năng thu thêm 1 electron giảm dần, nghĩa là tính oxi hóa giảm dần.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu 


Đáp án:

mO = moxit - mkim loại = 4,66 - 3,86 = 0,8g

nO = 0,8/16 = 0,05 mol

nO = 2nH+ = nH2SO4 = 0,05 mol

V = (0,05. 98. 100)/(20. 1,14) = 21,5 ml

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…