Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 960. Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucozơ trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 960. Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucozơ trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.


Đáp án:

Theo bài ra, ta có m dd ancol = 60000. 0,789 = 47340(g)

⇒ mAncol nguyên chất = 0,96. 47340 = 45446,4(g)

⇒ nC2H5OH = 45446,4/46 = 988(mol)

C6H12O6 → 2C2H5OH (H = 80% = 0,8)

⇒ nC6H12O6 = 988/(2.0,8) = 617,5(mol) ⇒ m = 111,15(kg)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1. a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh. b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi: - Thay đổi vị trí nhóm amino. - Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.

a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh.

b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi:

- Thay đổi vị trí nhóm amino.

- Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.


Đáp án:

nHCl = 0,08 . 0,125 = 0,01 (mol)

nHCl = nA ⇒ A chỉ có 1 nhóm NH2

MA = 1,815/0,01 - 36,5 = 145 g/mol

nA : nNaOH = 1 : 1 ⇒ A chỉ có 1 nhóm COOH

Gọi công thức của A là H2N-R-COOH

⇒ mR = 145 -45 -16 = 84 (gam)

Biện luận suy ra R là gốc C6H12 Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:

a) CTCT của A là

b)∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi vị trí amino là:

∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn giữ ở vị trí α là:

 

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là gì?


Đáp án:

Phản ứng xảy ra khi hỗn hợp tác dụng với nước:

Na2O + H2O → 2NaOH

Các phản ứng xảy ra tiếp theo:

NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl

NaHCO3+ NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + NaCl

Vậy sau phản ứng dung dịch còn lại NaCl

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi ăn nhiều chất béo, lượng dư chất béo được :


Đáp án:
  • Câu A. oxi hoá chậm thành CO2 và H2O.

  • Câu B. tích lại thành những mô mỡ.

  • Câu C. thuỷ phân thành glixerol và axit béo.

  • Câu D. dự trữ ở máu của động mạch.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhận xét nào sau đây đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Glucozo tác dụng được với dung dịch nước brom tạo thành muối amoni gluconat

  • Câu B. Glucozo có rất nhiều trong mật ong (khoảng 40%)

  • Câu C. Xenlulozo tan được trong dung dịch Cu(OH)2/NaOH tạo dung dịch xanh lam vì trong mỗi mắt xích của xenlulozo có 3 nhóm OH tự do

  • Câu D. Đốt cháy saccarozo thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O

Xem đáp án và giải thích
Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra, nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra, nếu có.


Đáp án:

Cho dung dịch BaCl2 vào 4 mẫu thử chứa 4 dung dịch trên, dung dịch trong mẫu thửu nào cho kết tủa trắng là Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

Cho dung dịch AgNO3 vào 3 mẫu thử còn lại, dung dịch trong mẫu không cho kết tủa là Ba(NO3)2, còn 2 mẫu thử còn lại cho kết tủa là HCl và NaCl.

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Để phân biệt dung dịch HCl và NaCl, cho quỳ tím vào 2 dung dịch, dung dịch chuyển màu quỳ tím sang đỏ là HCl, dung dịch không làm chuyển màu quỳ tím là NaCl.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…