Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của:
a) Xiclopropan với propan
b) Xiclohexan với hexan
a) So sánh đặc điểm cấu tạo của xiclopropan với propan.
Giống nhau: đều có 3 nguyên tử C và trong phân tử có liên kết xích ma.
Khác nhau: propan có mạch mở, xiclopropan có mạch vòng và xiclopropan kém propan 2 nguyên tử H.
b) So sánh đặc điểm cấu tạo của xiclohexan và hexan
Giống nhau: đều có 6 nguyên tử C và trong phân tử có liên kết xích ma.
Khác nhau: hexan có mạch mở, xiclohexan có mạch vòng và xiclohexan kém hexan 2 nguyên tử H.
Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo ?
Axit nitric đặc là một dung môi của xenlulozơ. Nếu bỏ một nhúm bông vào axit nitric đặc lắc nhẹ một lúc, nhúm bông sẽ tan hết. Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ hoà tan xenlulozơ ngay nên sẽ xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng.Khi bị axit nitric loãng dây và quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngày, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng quần áo. Nếu quần áo bị dây axit nitric cần giặt ngay bằng một lượng lớn nước.
Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt là saccarozo, mantozo, etanol và fomadehit người ta có thể dùng một trong các hóa chất nào sau đây?
Câu A. Cu(OH)2/OH-
Câu B. AgNO3/NH3
Câu C. H2/Ni
Câu D. Vôi sữa
Đốt cháy 1mol sắt trong oxi thu được 1mol sắt oxit. Tìm công thức của oxit sắt này
1mol Fe → 1 mol oxit sắt
Suy ra trong oxit chỉ có chứa 1 nguyên tử Fe.
Vậy công thức của oxit đó là: FeO.
Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo, amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30% khối lượng tinh bột
a) Phân tử amilozơ
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh
- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ
b) Phân tử amilopectin
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh
Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 5,44 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7:10. Cho lượng X nói trên vào một lượng dung dịch HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn Y nặng 4,04 gam, dung dịch muối sắt và NO. Khối lượng muối Fe tạo thành trong dung dịch là
Giải
Ta có: 7x + 10x = 5,44 => x = 0,32
=> mFe = 0,32.7 = 2,24 gam
=> mCu = 5,44 – 2,24 = 3,2 gam
Ta có : mCu = 3,2 gam < mY = 4,04 gam
=> mY = 4,04 gam gồm mCu = 3,2 gam; mFe = 4,04 – 3,2 = 0,84 gam
=> mFe phản ứng = 2,24 – 0,84 = 1,4 gam
=> nFe phản ứng = 1,4 : 56 = 0,025 mol
=> nFe = nFe(NO3)3 = 0,025.242 = 6,05 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet