Hãy so sánh các tính chất: Màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh các tính chất: Màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than.


Đáp án:

Muối ăn Đường Than
Màu Trắng Nhiều màu Đen
Vị Mặn Ngọt Không
Tính tan Tan Tan Không
Tính cháy Không Cháy Cháy

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tỉ lệ mol este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2 , thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phả ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muốn Y và b mol muối Z (MY > MZ ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a : b là:

Đáp án:
  • Câu A. 2:3

  • Câu B. 3:2

  • Câu C. 5:1

  • Câu D. 1:5

Xem đáp án và giải thích
Câu nào diễn tả đúng? Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào: a) Nhiệt độ của chất khí. b) Khối lượng mol của chất khí. c) Bản chất của chất khí. d) Áp suất của chất khí.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Câu nào diễn tả đúng?

Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào:

a) Nhiệt độ của chất khí.

b) Khối lượng mol của chất khí.

c) Bản chất của chất khí.

d) Áp suất của chất khí.


Đáp án:

Chọn đáp án: a) và d).

Ở điều kiện tiêu chuẩn (0°, 1atm) 1 mol khí có thể tích là 22,4l

Ở đk thường (20°, 1atm) 1 mol khí có thể tích là 24l

⇒ V phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất ⇒ a, d đúng

Với mọi chất khí ở đktc ta có V = n.22,4 ⇒ V không phụ thuộc vào khối lượng mol của chất khí và bản chất của chất khí ⇒ b,c sai.

Xem đáp án và giải thích
Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.


Đáp án:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Số mol CaCO3 nCaCO3 = 100/100 = 1 mol

Số mol CO2: nCO2 = nCaCO3 = 1 mol

Số mol NaOH nNaOH = 60/40 = 1,5mol

Lập tỉ lệ k = nNaOH/nCO2 = 1,5/1 = 1,5

K = 1,5 → phản ứng tạo hai muối NaHCO3 và Na2CO3

CO2 + NaOH → NaHCO3

x          x               x

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

y          3y             y

Gọi x, y lần lượt là số mol NaHCO3 và Na2CO3

Theo bài ra ta có hệ

x + y = 1

x + 2y = 1.5 => x = 0,5, y = 0,5

Khối lượng NaHCO3 m = 84.0,5 = 42 (g)

Khối lượng Na2CO3 m = 106.0,5 = 53 (g)

Xem đáp án và giải thích
Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2(k) ⇋ 2SO3 (k); ΔH <0 Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho cân bằng hóa học sau:

2SO2 (k) + O2(k) ⇋ 2SO3 (k); ΔH <0

Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?


Đáp án:

Dựa vào phản ứng: 2SO2 (k) +O2(k) ⇋ 2 SO3 (k); ΔH < 0

   - Đây là một phản ứng tỏa nhiệt (ΔH < 0).

   - Có sự chênh lệch số mol trước và sau phản ứng.

Vì vậy, các yếu tố làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận là:

      + Hạ nhiệt độ (2).

      + Tăng áp suất (3).

      + Giảm nồng độ SO3 (5).

Xem đáp án và giải thích
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn, vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn, vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất.



Đáp án:

+) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở:

- Nhóm IA(trừ H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần các nhóm IVA,VA, VIA

- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB)

- Họ lantan và actini được xếp thành hai hàng ở cuối bảng

+) Các kim loại có tính khử mạnh nhất nhất nằm ở nhóm IA, các phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm ở nhóm VIIA.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…