Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: cacbon dioxit, oxi, nito, hidro.
- Lấy từng mẫu thử ở mỗi khí. Đưa đầu que đóm có than hồng và từng mẫu thử. Mẫu thử nào làm than hồng bùng cháy đó chính là oxi.
- Đưa que đóm đang cháy vào các khí còn lại, khí nào làm cháy được với ngọn lửa màu xanh, đó là H2.
- Cho các khí còn lại qua nước vôi trong. Khí nào làm đục nước vôi trong đó là CO2. Còn lại là khí nito không làm đục nước vôi trong.
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3
1) 4Na + O2 2Na2O
2) Na2O + H2O → 2NaOH
3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
4) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
5) 2NaCl + H2O - 2NaOH + H2 + Cl2
6) NaOH + CO2 → NaHCO3
Đốt cháy 1,6g chất M cần 6,4g khí O2 và thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9. Tính khối lượng của CO2 và H2O
Gọi khối lượng CO2 là a gam; khối lượng H2O là b gam.
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mM + mO2 = mCO2 + mH2O
⇒ a + b = 1,6 + 6,4 = 8 (1)
Theo bài ra, tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9 nên 9a = 11b (2)
Từ (1) và (2) giải được a = 4,4 và b = 3,6
Vậy khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 4,4 gam và 3,6 gam.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
Khối lượng hỗn hợp ban đầu là m
nO(X) = 0,2968m:16 = 0,01855m (mol)
Vì chỉ thu được muối clorua nên BTNT O: nH2O = nO(X) – nNO = 0,01855m – 0,4
BTKL: mX + mHCl = m muối + m khí + mH2O
=> m + 9,22.36,5 = 463,15 + 0,4.30 + 0,9.2 + 18(0,01855m – 0,4)
=> m = 200 => nH2O = 3,31 mol
BTNT H => nNH4+ = (nHCl – 2nH2 – 2nH2O) : 4 = 0,2 mol
Khí gồm có H2 nên NO3- phản ứng hết
BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = (0,4 + 0,2):2 = 0,3 mol
Đặt mol Fe3O4, MgO và Mg lần lượt là x, y, z
mX = 0,3.180 + 232x + 40y + 24z = 200 (1)
mM = 160(1,5x + 0,15) + 40(y + z) = 204,4 (2)
nO(X) = 0,3.6 + 4x + y = 3,71 (3)
=> x = 0,3; y = 0,71; z = 2
=> %mMgO = 0,71.40/200 = 14,2%
Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :
a) MgSO4 + NaNO3 ;
b) Pb(NO3)2 + H2S ;
c) Pb(OH)2 + NaOH ;
d) Na2SO3 + H2O ;
e) Cu(NO3)2 + H2O ;
g) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2;
h) Na2SO3 + HCl;
i) Ca(HCO3)2 + HCl
a) Không phản ứng
b) Pb2+ + H2S → PbS↓ + 2H+
c) Pb(OH)2 + 2OH- → PbO22- + 2H2O
d) SO32- + H2O ↔ HSO3- + OH-
e) Cu2+ + 2HOH ↔ Cu(OH)+ + H+
g) HCO3- + OH- ↔ CO32- + H2O
h) SO32- + 2H+ ↔ SO2↑ + H2O
i) HCO3- + H+ ↔ CO2↑ + H2O
Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
Câu A. Tinh bột.
Câu B. Fructozơ.
Câu C. Saccarozơ.
Câu D. Glucozơ.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB