Hòa tan hết 14 gam hỗn hợp X gồm MgO và CaCO3 bằng 500 gam dung dịch HCl x % ( vừa đủ) thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của x là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 14 gam hỗn hợp X gồm MgO và CaCO3 bằng 500 gam dung dịch HCl x % ( vừa đủ) thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của x là


Đáp án:

nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol

=> nMgO = (mX - mCaCO3)/40 = 0,1 mol

nHCl = 2nCaCO3 + 2nMgO = 0,4 mol

=> C%HCl = x = 0,4.36,5/500 = 2,92%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử như thế nào, có gì khác so với phân tử của đơn chất. Lấy thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử như thế nào, có gì khác so với phân tử của đơn chất. Lấy thí dụ minh họa.


Đáp án:

Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau, còn phân tử của đơn chất thì là những nguyên tử cùng loại.

Ví dụ:

- Phân tử của hợp chất : axit sunfuric tạo ra từ nguyên tử H, S, O

- Phân tử của đơn chất : Khí oxi tạo từ 2 nguyên tử oxi

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ B và C có cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp muối natri của hai axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng D. Chất D phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với natri được 33,6 ml H2 (đktc). Tỉ khối hơi của D so với không khí là 2 a. Xác định công thức cấu tạo của B, C và D b. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp A
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ B và C có cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp muối natri của hai axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng D. Chất D phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với natri được 33,6 ml H2 (đktc). Tỉ khối hơi của D so với không khí là 2.

a. Xác định công thức cấu tạo của B, C và D

b. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp A


Đáp án:

a.

Hai chất hữu cơ cùng chức tác dụng với NaOH dư tạo ra 2 muối natri của 2 axit no đơn chức kế tiếp và một chất lỏng D.

D + CuO  --t0--> sp có tráng bạc

Do đó D là ancol bậc 1 : R–CH2OH

B và C là 2 este tạo bởi 2 axit no, đơn chức kế tiếp nhau có công thức chung là CnH2n+1COOH và ancol D.

 

- Tìm ancol D : dd/kk = 2 → MD = 29.2 = 58

R’ + 14 + 17 = 58 → R’ = 27 (C2H3)

D là C3H5OH: CH2=CH-CH2OH (ancol anlylic)

- Tìm B, C: Đặt công thức chung cho B và C là CnH2n+1COOC3H5

Các phương trình phản ứng :

CnH2n+1COOC3H5 + NaOH → CnH2n+1COONa + C3H5OH (1)

C3H5OH + Na → C3H5ONa + 1/2 H2(bay hơi) (2)

Số mol H2 = 0,0366 : 22,4 = 0,0015

Vậy 1:10 số mol D là nC3H5OH = 2.0,0015 = 0,003 mol

Theo (1) số mol este CnH2n+1COOC3H5 bằng số mol ancol trong cả lượng D:

neste = 10.0,003 = 0,03 mol

M'este = m/n = 3,21/0,03 = 107

14n + 1 + 44 + 41 = 107 ⇒ n = 1,5

Vậy 2 axit kế tiếp là CH3COOH và C2H5COOH, hai este là CH3COOC3H5 và C2H5COOC3H5

Cấu tạo của 2 este :

CH3COOCH2CH=CH2 (M = 100; x mol)

CH3CH2COOCH2CH=CH2 (M = 114; y mol)

b.Tính % (m)

Theo bài ta có hệ pt:

x + y = 0,03 và 100x + 114y = 3,21

⇒ x = y = 0,015 mol

%(m) CH3COOC3H5 = (0,015.100:3,21).100% = 46,73 %

%(m) C2H5COOC3H5 = 53,27%

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. Có thể sử dụng điểm khác biệt nào để nhận biết ra một số chất hữu cơ hay vô cơ một cách đơn giản nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. Có thể sử dụng điểm khác biệt nào để nhận biết ra một số chất hữu cơ hay vô cơ một cách đơn giản nhất?


Đáp án:

Điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ:

- Thành phần hợp chất hưu cơ nhất thiết phải có cacbon còn thành phần của vô cơ thì có thể có, có thể không.

- Phản ứng các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và không theo một hướng nhất định.

- Hợp chất hữu cơ dễ cháy, kém bền với nhiệt, ít tan trong nước, liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

Để phân biệt hợp chất vô cơ với hợp chất hữu cơ một cách đơn giản là đốt:

- Hợp chất hữu cơ dễ cháy, dễ nóng chảy, khi cháy tạo ra muội than và than.

- Hợp chất vô cơ khó nóng chảy, khó cháy, không tạo ra muội than.

 

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch chứa AlCl3 0,75M và HCl 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 7,80.

  • Câu B. 3,90.

  • Câu C. 11,70.

  • Câu D. 5,85.

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch


Đáp án:

Thí nghiệm 1. Nhận biết NH4+ và CO32-

- Tiến hành TN:

    + Ống 1: Lấy dd (NH4)2CO3 cho tác dụng với dd HCl loãng, quan sát hiện tượng

    + Lần lượt cho dd (NH4)2CO3 (ống 2) và Na2CO3 (ống 3) tác dụng với lượng dư dd NaOH, đun nóng nhẹ, để trên miệng mỗi ống nghiệm 1 mảnh giấy quỳ tím ẩm.

- Hiện tượng:

    + Ống 1: Có khí không màu thoát ra

    + Ống 2: Có khí mùi khai thoát ra

    + Ống 3: Không có hiện tượng gì

- Giải thích, PTHH:

    + Ống 1: Tạo khí do xảy ra phản ứng trao đổi giữa muối (NH4)2CO3 và axit HCl

    (NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O

    + Ống 2: Có khí mùi khai do (NH4)2CO3 tác dụng với NaOH sinh ra NH4OH

    Đun nóng nhẹ phân hủy ngay thành khí NH3 có mùi khai

    (NH4)2CO3 + 2NaOH → 2NH4OH + Na2CO3            

NH4OH --t0--> NH3 + H2O

   + Ống 3: Muối Na2CO3 không phản ứng với NaOH

Thí nghiệm 2. Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+

- Tiến hành TN:

    + Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+. Quan sát

    + Cho dd KOH (hoặc NH3) tác dụng với dd Fe3+. Để lắng kết tủa

    + Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH (hoặc NH3). Để lắng kết tủa

- Hiện tượng, PTHH:

    + Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+ tạo phức màu đỏ máu

    Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3

    + Cho dd KOH tác dụng với dd Fe3+ tạo kết tủa nâu đỏ

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

    + Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH tạo kết tủa trắng xanh

    Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

    Để 1 thời gian kết tủa chuyển màu vàng nâu do:

    2Fe(OH)2 + 1/2 O2 + H2O → 2Fe(OH)3

Thí nghiệm 3. Nhận biết cation Cu2+

- Tiến hành TN:

    + Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd Cu2+

    + Thêm từ từ dd NH3 loãng

    + Tiếp tục thêm NH3 đến khi tủa tan hết.

- Hiện tượng: Tạo kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan tạo phức có màu xanh lam đặc trưng.

- Giải thích: Lúc đầu Cu2+ tác dụng với NH3 tạo kết tủa Cu(OH)2.

Sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức.

PTHH:

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4+

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Thí nghiệm 4. Nhận biết anion NO3-

- Tiến hành TN:

    + Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd KNO3, thêm vào 1 ít bột Cu, đun nóng nhẹ.

    + Thêm vài giọt dd H2SO4 loãng, đun nhẹ.

- Hiện tượng: Cu tan tạo dung dịch màu xanh, xuất hiện khí không màu bị hóa nâu ngoài không khí.

- Giải thích: Bột Cu tan tạo thành dung dịch màu xanh, tạo khí NO bay lên tác dụng với oxi trong không khí tạo thành khí NO2 màu đỏ nâu.

PTHH:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…